[3 CHI TIẾT] Mây Ichimoku là gì? Hướng dẫn sử dụng Mây Ichimoku trong chứng khoán hiệu quả

Nhà đầu tư khi tham gia chứng khoán thuộc trường phái phân tích kỹ thuật thì không thể không nhắc tới chỉ báo Mây Ichimoko. Đây là công cụ giao dịch mạnh mẽ với nhà đầu tư F0 thì cảm thấy khó hiểu khi nhìn. Cùng chúng tôi tìm hiểu về Mây Ichimoku là gì? và Hướng dẫn sử dụng mây Ichimoku hiệu quả trong đầu tư phân tích chứng khoán.

1. Khái niệm Mây Ichimoku là gì?

Mây Ichimoku còn được gọi là Ichimoku KinKo Hyo và đây là một chỉ báo kỹ thuật sử dụng trong chứng khoán. Chỉ báo này có tên gọi như vậy vì hình dạng của nó trông giống như một đám mây.

Chỉ báo này được phát minh bởi Goichi Hosada được công bố trong cuốn sách của ông vào năm 1969 và ông là một nhà báo. Quan sát tổng thể thì mây này phức tạp khi xem trên đồ thị nhưng thực sự thì chỉ báo này rất dễ sử dụng. Và thực tế chỉ báo này được tạo bởi một nhà báo chứ không phải là một nhà khoa học nên các khái niệm sẽ có phần dễ hiểu và tín hiệu cũng dễ xác định hơn.

Mây Ichimoku là gì?
Mây Ichimoku là gì?

Mây Ichimoku được hiểu đơn giản là chỉ báo đa tác dụng để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, xác định xu hướng, đo xung lượng và cung cấp các tín hiệu giao dịch. Đối với các nhà vẽ đồ thị thì có thể xác định được xu hướng và tìm tín hiệu tiềm ẩn trong xu hướng đó.

2. Thành phần cấu tạo nên chỉ báo mây Ichimoku

Khi sử dụng mây Ichimoku nhà đầu tư cần hiểu rõ về tất cả các thành phần có trong chỉ báo này bởi đây là chỉ báo khá phức tạp bao gồm cả một hệ thống giao dịch nhưng hiệu quả đạt được thì cực kỳ cao. Mây Ichimoku bao gồm 5 đường chính đó là:

a. Đường tín hiệu/ Đường đảo chiều – Tenken-sen

Đường này tùy chỉnh mặc định là 9 thời đoạn và có thể điều chỉnh được. Trên một đồ thị thì đường này là điểm giữa của vùng đỉnh và đáy 9 ngày. Công thức tính như sau:

Tenkan-sen = ((Đỉnh trong 9 thời đoạn + đáy trong 9 thời đoạn) / 2)

Thành phần Mây Ichimoku và ứng dụng phân tích chứng khoán
Thành phần Mây Ichimoku và ứng dụng phân tích chứng khoán

b. Đường xu hướng Kijun-sen

Đườn xu hướng này có tùy chỉnh mặc định là 26 thời đoạn và có thể điều chỉnh được. Trên đồ thị ngày, đường ngày là điểm giữa của vùng đỉnh và đáy trong 26 ngày. Công thức tính như sau:

Kijun -sen = (Mức đỉnh trong 26 thời đoạn + Mức đáy trong 26 thời đoạn)/ 2) )

c. Đường dẫn A – Senkou Span A

Đường này là điểm giữa của đường xu hướng và đường tín hiệu. Đường dẫn A sẽ tạo thành một trong hai đường ranh giới của đám mây. Đường này được xác định bởi 26 thời đoạn trong tương lai và tạo thành đường ranh giới nhanh hơn đám mây. Công thức tính như sau: 

Senkou Span A = ((đường tín hiệu + đường xu hướng) / 2))

Điểm mua,bán mây Ichimoku trên Amibroker
Điểm mua,bán mây Ichimoku trên Amibroker

d. Đường dẫn B Senkou Span B

Ở đồ thị nhà đầu tư sẽ nhìn thầy đường này là điểm giữa của vùng đỉnh – đáy trong 52 thời đoạn. Sẽ theo tùy chỉnh tính toán mặc định là 52 thời đoạn nhưng có thể điều chỉnh được. Giá trị này sẽ được vẽ dịch về trước 26 thời đoạn trong tương lai. Công thức tính như sau:

Senkou Span B = ((Mức đỉnh trong 52 thời đoạn + Mức đáy trong 52 thời đoạn) / 2)

e. Đường trễ Chikou Span

Tại đường này công thức chính chính là giá đóng cửa của ngày hiện tại được thể hiện ở 26 thời đoạn trước. Mặc định là 26 thời đoạn nhưng cũng có thể những sự điều chỉnh trong khi phân tích.

Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS nhập mã giới thiệu hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được chúng tôi hỗ trợ sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.

Phân tích cổ phiếu, chứng khoán cần Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phái sinh Dchart là 2 công cụ hỗ trợ điểm Long/Short đạt mức chính xác cực cao và hiệu quả
Phân tích cổ phiếu, chứng khoán cần Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phái sinh Dchart là 2 công cụ hỗ trợ điểm Long/Short đạt mức chính xác cực cao và hiệu quả

3. Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo mây Ichimoku trong phân tích

Các sử dụng chỉ báo mây Ichimoku trong phân tích chứng khoán nhà đầu tư cần quan sát đồ thị. Đồ thị dưới thể hiện chỉ số Down Jone Công Nghiệp với các đường mây. Đường tin hiệu có màu xanh thường nhanh nhất và nhạy cảm nhất. Cần lưu ý nó bán sát hành động của đường giá nhất. Đường xu hướng có màu đỏ đi theo đường tín hiệu nhưng bám sát theo biến động giá khá tốt.

Sự tương quan giữa đường tín hiệu và đường xu hướng tương tư như mối quan hệ giữa đường trung bình động 9 ngày và đường trung bình động 26 ngày. Đường 9 ngày sẽ nhanh hơn và bám sát đường giá. Đường 26 ngày sẽ chậm hơn và thụt lại đằng sau đường 9 ngyaf, Nhà đầu tư cần lưu ý đường 9 và đường 26 ngày cũng có thể dùng để tính được chỉ báo MACD.

a. Đám mây Kumo

Đám mây Kumo đây là hình dạng nổi bật của đường mây Ichimoku. Các đường dẫn A (màu xanh) và B (màu đỏ) tạo nên đám mây. Đường dẫn A là trung bình cộng của đường tín hiệu và đường xu hướng.

Đường tín hiệu và đường xu hướng được tính toán với 9 và 26 thời đoạn, lần lượt, đường biên mây màu xanh di chuyển nhanh hơn đường biên mây màu đỏ mà là trung bình động của đỉnh và đáy trong 52 ngày. Hiểu đơn giản cũng giống như đường trung bình động, đường trung bình ngắn hơn thì nhạy cảm hơn đường trung bình dài. 

b. Xác định xu hướng

Khi xác định xu hướng có 2 xu hướng cụ thể như sau:

Xu hướng thứ nhất xu hướng tăng khi giá ở trên đám mây, giảm khi giá ở dưới đám mây và đi ngang khi giá ở trong đám mây. 

Xu hướng thứ 2 là xu hướng lên được củng cố khi Đường dẫn A (đường màu xanh) đi lên và ở trên Đường dẫn B ( Đường màu đỏ). Trường hợp này sẽ tạo ra một đám mây màu xanh và ngược lại một xu hướng giảm được củng cố khi đường dẫn A (màu xanh) đi xuống và ở dưới đường dẫn B (màu đỏ).

Tại trường hợp này cũng tạo ra một đám mây màu đỏ. Do đám mây được thể hiện cho 26 ngày sắp tới nên nó cũng cung cấp một cái nhìn thoáng qua về điểm hỗ trợ và kháng cự trong tương lai. 

Code Amibroker Ichimoku hỗ trợ Nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu dễ hơn
Code Amibroker Ichimoku hỗ trợ Nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu dễ hơn

c. Kết luận về mây Ichimoku

Nhà đầu tư khi sử dụng chỉ báo mây Ichimoku cần quan sát trên đồ thị. Các đồ thị có thể được xác định được xu hướng bằng cách dùng đám mây. Một xu hướng sẽ được xác định, tín hiệu thích hợp có thể được xác định bằng cách sử dụng các đường giá, đường xu hướng và đường tín hiệu. Tín hiệu cổ điển là nhìn vào đường tín hiệu cắt đường xu hướng. 

Thực tế là khi tín hiệu này có có thể có kết quả nhưng nó cũng hiếm xảy ra trong xu hướng mạnh. Đa phần tín hiệu có thể nhận dang bằng cách xem xét đường giá cắt đường xu hướng đôi khi thậm chi đường tín hiệu. 

Bài viết trên là những chia sẻ hữu ích về chỉ báo Ichimoku một trong những công cụ phân tích kỹ thuật chính xác và được nhiều nhà đầu tư sử dụng hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ báo Mây Ichimoku là gì? Thành phần và cách sử dụng của chỉ báo này để sử dụng trong phân tích chứng khoán, cổ phiếu phù hợp và hiệu quả. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo một số dịch vụ chứng khoán chúng tôi đang cung cấp đó là: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Youtube chứng khoán,..Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *