[4 Tips] Chỉ báo RSI là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Chỉ báo RSI là một trong chỉ báo quen thuộc dành cho các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Đây là loại chỉ báo trễ (đi theo sau giá) được các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu về chỉ báo RSI là gì? ý nghĩa và hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả trong đầu tư.

1. Khái niệm chỉ báo RSI là gì?

Chỉ báo RSI viết tắt tiếng anh của Relative Strength Index và là chỉ báo động lượng dùng để xác định xu hướng tiếp diễn của cổ phiếu. Với chỉ báo thông dụng này được thể hiện dưới dạng dao động (một đường dao động giữa 2 biên) từ 0 đến 100. Ở đó dao động dưới 30 điểm được gọi quá bán và dao động trên 70 điểm là quá mua.

Tác giả của chị báo RSI là J.Welles Wilder. Hiểu theo cách đơn giản thì chỉ báo RSI được gọi là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số tính toán tỷ lệ giữa mức tăng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định, thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường.

Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo RSI là gì?

Nhà đầu tư nên sử dụng chỉ báo này kết hợp với các chỉ số và phần mềm chứng khoán khác để đạt được hiệu quả trong phân tích kỹ thuật. Phổ biến như Amibroker, khi kết hợp nhà đầu tư có thể dễ dàng tùy biến và tạo ra điểm mua/bán bởi Amibroker cũng có đầy đủ các chỉ số.

2. Công thức tính chỉ báo RSI

Chỉ báo hay đường RSI được tính theo công thức như sau:

RSI = 100 – [100/(1+RS)]

Trong đó:

RS = Tổng tăng/ tổng giảm hoặc RS = Trung bình tăng/trung bình giảm

  • Mức tăng hoặc tổn thất trung bình chính là phần trăm lãi hoặc lỗ trung bình trong một khoảng thời gian cụ thể. Mức tổn thất khi áp dụng công thức sẽ luôn dùng giá trị dương,
  • Chỉ báo RSI bao đầu sau 14 kỳ (14 ngày giao dịch hoặc 14 giờ giao dịch)
Công thức tính RSI
Công thức tính RSI

Nhìn trên công thức nhà đầu tư có thể thấy RSI chỉ tính được khi có dữ liệu từ 14 ngày trở lên. Hiện tại việc tính toán RSI này là công việc của máy tính và nhà đầu tư chỉ càn dựa vào RSI để từ đó đưa ra các nhận định, phán đoán phù hợp để từ đó phân tích chiến lược đầu tư.

Khi nhà đầu tư  Mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyến ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được hỗ trợ sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích phái sinh Dchart. Tải trên IOSANDROID.

Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phái sinh Dchart là 2 công cụ hỗ trợ điểm Long/Short đạt mức chính xác cực cao và hiệu quả nhà đầu tư nên sử dụng trong phân tích kỹ thuật
Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phái sinh Dchart là 2 công cụ hỗ trợ điểm Long/Short đạt mức chính xác cực cao và hiệu quả nhà đầu tư nên sử dụng trong phân tích kỹ thuật

3. Ý nghĩa của chỉ báo RSI trong phân tích chứng khoán

RSI có các ý nghĩa trong phân tích chứng khoán đó là:

a. Hỗ trợ chỉ ra tín hiệu quá mua và quá bán

RSI là chỉ báo chỉ ra các cổ phiếu quá mua, quá bán. Đường RSI cao hơn 70 là thể hiện mộ tín hiệu quá mua. RSI khi dưới 30 là thể hiện tín hiệu quá bán. Cổ phiếu đang được giao dịch sẽ có giá trị nội tại của nó và quá bán. Cố phiếu đang giao dịch tại mức giá thấp và có khả năng giá sẽ bật lên.

Các tín hiệu quá mua xuất hiện nhà đầu tư nên cần thận trọng bởi có thể thị trường khi này đang hưng phấn mua thái quá, và thị trường có thể sẽ phản ứng lại với sự hưng phần qua việc đảo chiều để giảm xuống.

Nhà đầu tư cần tránh các hiểu lầm quá mua xuất hiện là đang ở vùng đáy đó chỉ là một sự cảnh báo thị trường đang bị quan và bán thái quá. Rất cần kiềm chế tâm lý bi quan lại vì giá có thể tăng hồi lại tăng chút đỉnh.

Khi RSI giảm vào vùng quá bán hoặc trụ lâu ở vùng quá bán này thì giá vẫn có thể có xu hướng giảm tiếp đáy sau thấp hơn đáy trước. Nhà đầu tư rất cấn lưu ý và kết hợp theo dõi thêm các chỉ báo khác để xem đây có thể là đáy chưa hay sẽ hồi nhẹ rồi lại tiếp tục giảm sâu hơn.

Ý nghĩa Chỉ báo RSI chỉ ra tín hiệu quá mua, quá bán
Ý nghĩa Chỉ báo RSI chỉ ra tín hiệu quá mua, quá bán

Kết luận rằng, khi chỉ báo RSI phát tín hiệu quá mua và tín hiệu quá bán thì RSI cảnh báo nhà đầu tư đang hứng phấn mua hoặc đang bi quan bán nhiều quá đây là lúc cần dừng lại quan sát để từ đó có đánh giá lại xem có vào vùng đỉnh hoặc đáy chưa để có thể tránh mua ở vùng đỉnh và bán ra ở vùng đáy.

b. Hỗ trợ chỉ ra tín hiệu chỉ báo RSI phân kỳ

Nhà đầu qua quan sát RSI phát ra tín hiệu phân kỳ thì khi này rất có khả năng đảo chiều sẽ xảy ra. Nhưng lưu ý đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều chứ không phải là tín hiệu đảo chiều.

Trường hợp phân kỳ đảo chiều để giảm đó là giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng RSI đỉnh sau lại thấp hơn đỉnh trước và đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều. Nhà đầu tư sẽ cần tham khảo thêm các công cụ khác để xác nhận mức độ nguy hiểm của tín hiệu này.

Trường hợp phân kỳ đảo chiều tăng là thể hiện giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng RSI đáy sau lại cao hơn đáy trước và đây là tín hiệu phân kỳ có nguy cơ đảo chiều. Nhà đầu tư khi này cũng cần tham khảo thêm các công cụ khác để xác nhận mức độ khả năng đảo chiều của tín hiệu này.

Hỗ trợ chỉ ra tín hiệu phân kỳ
Hỗ trợ chỉ ra tín hiệu phân kỳ

c. Hỗ trợ chỉ báo tín hiệu đổi xu hướng

Nếu RSI giảm từ trên vượt qua thấp hơn 50 thì nhà đầu tư khi này cần chý ý xu hướng tăng có thể đổi hoặc sắp đổi thành xu hướng giảm. Lúc này cần cẩn trọng tránh mua vào thêm nữa và cần kết hợp với các công cụ khác để xác nhận có phải là đảo chiều thành xu hướng giảm chưa.

Nếu RSI tăng từ dưới vượt qua cao hơn 50 thì nhà đầu tư cần nghi ngờ đến xu hướng có thể đã kết thúc và đang ở xu hướng tăng. Khi này cần kết hợp xem xét them các công cụ khác để xem có phải đã hay sắp bước vào xu hướng tăng chưa. Trường hợp RSI loanh quanh tại vùng 50 thì khi này giá đang ở xu hướng đi ngang và gọi là sideways.

chỉ báo RSI có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư chứng khoán
chỉ báo RSI có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư chứng khoán

d. Hỗ trợ đỉnh RSI và đáy RSI

RSI tạo đỉnh hoặc tạo đấy trên đồ thị RSI thì đều là tín hiệu đảo chiều trên đường giá. Và nhà đầu tư cần lưu ý đỉnh đáy của RSI trên đồ thị.

4. Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Nhà đầu tư có thể sử dụng RSI trực tiếp trên các công cụ phân tích online hoặc các phần mềm đầu tư của các tổ chức tài chính, chứng khoán.

Khi sử dụng nhà đầu tư cần chủ động điều chỉnh theo dõi RSI trong giai đoạn 14 ngày hoặc 14h tùy vào chiến lược đầu tư. Đồng thời nên sử dụng cùng với các chỉ số khác để từ đó có những nhận định đúng đắn trước khi đầu tư.

Cách sử dụng chỉ báo RSI kết hợp với các chỉ số khác để có hiệu quả như sau:

a. Kết hợp chỉ báo RSI với các mô hình nến đảo chiều

Với các mô hình nến đảo chiều thì bản chất thường rất mạnh mẽ và hiệu quả, nhà đầu tư khi biết vận dụng kết hợp cùng với chỉ báo dao động RSI, Stoch hay MACD sẽ thường có hiệu quả cao.

RSI và sự kết hợp với các mô hình nến đảo chiều
RSI và sự kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

b. Kết hợp với đường MACD

Đường MACD là đường chỉ ra mối quan hệ giữa 2 đường trung bình động của 1 giá sản phẩm được tạo ra từ đường EMA26 kỳ kết hợp với đường EMA12 kỳ cùng 1 đường EMA 9 kỳ và đó được gọi là đường tín hiệu với mục đích để giao dịch các tín hiệu mua và tín hiệu bán.

Chỉ báo RSI sẽ được tính như sau dựa trên các tính toán lỗ lãi trung bình trong 1 khoảng thời gian nhất định (hiện tại mặc định là 14 kỳ) với biên độ dao động từ 0 đến 100.

Đường MACD với mục đích đê đo lường giá dựa trên mối quan hệ của e đường trung bình động EMA thì RSI để đo lường sự thay đổi giá và dựa theo mức cao thấp gần nhất.

c. Đường RSI sử dụng như một đường trendline, hỗ trợ và kháng cự

Chỉ báo RSI là một đường dải bảng được biến động theo giá nên nó cũng có thể sẽ tạo ra được các đỉnh và đáy khác nhau qua đó nhà đầu tư có thể vận dụng đường RSI để vẽ xu hướng.

RSI còn dùng để xác định các chuyển động giá đặc biệt ở các thời điểm xu hướng rõ ràng nên chỉ báo RSI sẽ thường dễ phân cực tức là chạy lên biên trên (quá mua) hoặc biên dưới (quá bán).

Đường RSI cũng sử dụng như 1 đường trendline, hỗ trợ kháng cự
Đường RSI cũng sử dụng như 1 đường trendline, hỗ trợ kháng cự

RSI được coi là một công cụ rất phổ biến và được các nhà đầu tư tin tưởng sử dụng kết hợp với công khác để đạt hiệu quả vì RSI thể hiện được nhiều điều về tình hình hiện tại của đồ thị. Nhà đầu tư cần lưu ý dự báo do đường RSI đưa ra cũng rất cần đưa các tín hiệu khác đồng xác nhận thì mới có thể đạt được vững chắc.

Bài viết trên chúng tôi chia sẻ về chỉ báo RSI là gì? Ý nghĩa và hướng dẫn sử dụng RSI hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên nhà đầu tư hiểu hơn về RSI và vận dụng kết hợp với các chỉ báo khác đạt hiệu quả trong phân tích đầu tư.

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *