Danh sách các công ty chứng khoán lừa đảo nhà đầu tư

Sự lừa đảo không trung thực trong kinh doanh xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở lĩnh vực chứng khoán cũng như vậy cũng. Những công ty này đã dùng hành vi thiếu trung thực để chiếm đoạt tài sản của người đầu tư. Sau đây là danh sách các công ty chứng khoán lừa đảo giúp nhà đầu tư tránh mất tiền oan từ các công ty này.

Videos nên mở tài khoản chứng khoán công ty nào tốt tại Hà Nội và Sài Gòn?

I. Các công ty chứng khoán lừa đảo nhà đầu tư không?

Cơ quan Cảnh sát điều tra cho biết, thời gian qua, một số đối tượng lừa đảo đã thực hiện can thiệp vào giá cổ phiếu thông qua ứng dụng sàn giao dịch chứng khoán quốc tế do các đối tượng lừa đảo này vận hành, dẫn đến nhà đầu tư thiệt hại, rồi lợi dụng chiếm đoạt tiền đầu tư của họ.

Khách hàng bị các công ty chứng khoán lừa đảo mất tiền
Khách hàng bị các công ty chứng khoán quốc tế lừa đảo mất tiền

Đại diện của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định: “Hoạt động đầu tư trên các sàn chứng khoán quốc tế trực Online chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Đây là hình thức đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro và các hoạt động lừa đảo tài chính”.

Ủy ban chứng khoán cảnh báo về các công ty chứng khoán lừa đảo
Ủy ban chứng khoán cảnh báo về các công ty chứng khoán lừa đảo

Có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân tự nhận là công ty chứng khoán quốc tế hoặc đại diện sàn giao dịch chứng khoán quốc tế hoặc tự tổ chức sàn giao dịch chứng khoán quốc tế (BE Exchange, DK-Trade, FTXtrade.com, LCM, Multibankfx…) kêu gọi, mời chào nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán, đầu tư vào các loại chỉ số chứng khoán, hợp đồng phái sinh chứng khoán quốc tế.

Hình thức kêu gọi đầu tư phổ biến là thông qua mạng xã hội, gọi điện thoại và nhắn tin, các đối tượng này hướng dẫn nhà đầu tư mở tài khoản, nạp tiền và thực hiện giao dịch thông qua các website, ứng dụng do các đối tượng này tổ chức, Hỗ trợ giao dịch chủ yếu trên các phần mềm MT4, MT5, Tradingview…

Hiện nay, các nhà đầu tư ở Việt Nam tham gia giao dịch, đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán Online dưới 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đối với phương thức giao dịch đầu tiên, nhà đầu tư mở tài khoản trực tiếp trên các website của sàn giao dịch và tự thực hiện hoạt động mua/bán cổ phiếu quốc tế, Forex…

Rủi ro về tài chính là rất lớn khi mở tài khoản tại các công ty chứng khoán lừa đảo
Rủi ro về tài chính là rất lớn khi mở tài khoản tại các công ty chứng khoán lừa đảo

Trong khi đó, nhà đầu tư đầu tư gián tiếp vào chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài sẽ gửi lệnh mua/bán thông qua cá nhân hoặc tổ chức tự nhận là đại diện của sàn tại Việt Nam và cá nhân/tổ chức này sẽ thay nhà đầu tư chuyển tiền, rút tiền và nhập lệnh lên sàn, thông báo lãi/lỗ, cũng như yêu cầu nhà đầu tư chuyển thêm tiền nếu tài khoản bị lỗ dẫn đến thiếu hụt tài sản ký quỹ.

Chung quy lại các công ty chứng khoán lừa đảo nhà đầu tư chỉ đến từ các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế, tại Việt Nam các công ty chứng khoán không có chuyện lừa đảo nhà đầu tư chứng khoán, nếu có tình trạng lừa đảo sẽ bị cơ quan điều tra làm việc ngay lập tức.

II. Rủi ro khi tham gia các công ty chứng khoán lừa đảo?

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngoài Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và công ty thành viên, không tổ chức, hay cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán. Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán đều có sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Các công ty chứng khoán lừa đảo thường sử dụng Forex, Bitcoin để lừa đảo nhà đầu tư
Các công ty chứng khoán lừa đảo thường sử dụng Forex, Bitcoin để lừa đảo nhà đầu tư

Các công ty chứng khoán tại Việt Nam phải được UBCKNN cấp phép, các cá nhân thực hiện hoạt động môi giới cần đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ cũng như được UBCKNN cấp chứng chỉ hành nghề. Các loại chứng khoán được phép giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được pháp luật về chứng khoán quy định và phải đáp ứng các điều kiện về niêm yết và đăng ký giao dịch trước khi được đưa vào giao dịch trên các SGDCK.

Nhận thấy rủi ro từ các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến, UBCKNN đã có các khuyến cáo nhà đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng, cần cẩn trọng khi tham gia đầu tư trên các sàn giao dịch không phải do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành. Khi tham gia các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến nêu trên, nhà đầu tư hoàn toàn tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và không được pháp luật bảo vệ.

Uỷ ban chứng khoán nhà nước khuyến cáo nhà đầu tư khi tham gia đầu tư các chứng khoán quốc tế trên các sàn giao dịch không phải do SGDCK Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành cần hết sức thận trọng. Không nên tham gia chứng khoán quốc tế để tránh các rủi ro lừa đảo.

Mở tài khoản chứng khoán ở công ty uy tín sẽ giảm rủi ro từ các công ty chứng khoán lừa đảo
Mở tài khoản chứng khoán ở công ty uy tín như VPS sẽ giảm rủi ro từ các công ty chứng khoán lừa đảo

Đặc biệt là đối với những lời mời chào lãi suất, lợi nhuận cao, có dấu hiệu không minh bạch, cảnh giác khi nhận được các lời mời đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán quốc tế hay phái sinh quốc tế, khi giao dịch cần phải kiểm tra thông tin trên các sàn giao dịch để có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại về mặt tài sản.

III. Danh sách các công ty chứng khoán lừa đảo?

Dưới đây là danh sách các công ty chứng khoán lừa đảo nhà đầu tư cần chú ý (Lưu ý đây đều là các sàn chứng khoán quốc tế):

1. Sàn chứng khoán Multiply Markets

Sàn chứng khoán Multiply Markets đã bị phát hiện không hề có giấy phép hoạt động như đã công bố. Nhà đầu tư mới không được hỗ trợ mở tài khoản Demo. Việc rút tiền rất khó khăn, rườm rà sau mỗi giao dịch. Chi phí giao dịch cao đặc biệt là phí hoa hồng, phí spread áp dụng rất cao.

Multiply Markets nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo

2. Sàn chứng khoán GG Trade

Đây là sàn đã bị cơ quan tài chính FMA New Zealand cảnh báo vì làm giả giấy phép hoạt động. Lôi kéo trader bằng việc thực hiện giao dịch ủy thác lợi nhuận cao mang nhiều nguy hiểm, rủi ro và kém an toàn. Chính sách rút tiền không rõ ràng nên rất khó khăn trong việc rút tiền.

3. Sàn chứng khoán ECN Capital

Sàn chứng khoán ECN Capital bị rất nhiều cơ quan cảnh báo lừa đảo gồm CySEC, FINMA và FMA New Zealand. Công bố thông tin giả mạo, gian dối về sàn Không rút được tiền hoặc thu phí rút tiền rất cao.

ECN Capital Nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo
ECN Capital Nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo

4. Sàn chứng khoán Blue Trading

Từng bị cơ quan tài chính FCA phát cảnh báo về khả năng lừa đảo. Khi muốn rút tiền gây nhiều khó khăn, lẩn tránh, vòng vo làm khó trader. Nhiều loại phụ phí không có trong thỏa thuận ban đầu.

5. Sàn chứng khoán EU Capital

Sàn chứng khoán EU Capital cũng là một trong những sàn lừa đảo tại Việt Nam bị cơ quan tài chính FCA từng phát cảnh báo. Gian lận trong cách tính phí spread bằng cách giãn spread trái quy định khi giao dịch. Gây khó khăn không cho rút tiền và dùng nhiều chiêu trò dụ dỗ trader nạp thêm tiền ký quỹ đầu tư với số lượng lớn.

EU Capital Nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo
EU Capital Nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo

6. Sàn chứng khoán OT Capital

Sàn chứng khoán OT Capital bị cảnh báo về giả mạo và lừa đảo bởi cơ quan giám sát quản lý tài chính ASIC. Hồ sơ pháp lý thiếu minh bạch và rõ ràng khi công khai thông tin. Không thể rút tiền, chính sách rút tiền có nhiều bất cầu và cố tình chiếm đoạt tiền từ trader.

7. Sàn chứng khoán GCE Capitals

Sàn chứng khoán GCE Capitals là cái tên đã nằm trong danh sách đen của FCA. Hồ sơ pháp lý có dấu hiệu gian lận, thiếu minh bạch. Can thiệp, xử lý trực tiếp bằng thuật toán nhằm điều chỉnh lệnh và giá trong quá trình giao dịch gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

8. Sàn chứng khoán Liber Forex

Đã bị cơ quan tài chính IFSC vạch trần âm mưu lừa đảo, hoạt động không giấy phép, không giám sát. Hoạt động đa cấp với cam kết lợi nhuận khủng mỗi tháng. Nằm trong danh sách các sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam đã được Bộ Công thương Việt Nam cảnh báo lừa đảo, hoạt động bất hợp pháp.

9. Sàn chứng khoán Trading Markets

Sàn giả danh sàn chứng khoán uy tín FXTM để lừa đảo nhà đầu tư. Thường xuyên giữ tiền, không cho rút tiền bằng lý do nâng cấp hệ thống. Huy động vốn kém an toàn từ hệ thống đa cấp. Bản chất chỉ là sàn BO nhưng công bố là sàn chứng khoán chuyên nghiệp.

10. Sàn chứng khoán GCFX

Sàn chứng khoán GCFX là sàn lừa đảo đã bị Ngân hàng Thụy Sĩ Dukascopy cảnh báo. Giả mạo giấy phép hoạt động từ FINMA và FCA. Cam kết siêu lợi nhuận, hiệu quả 200% để dụ dỗ trader.

11. Sàn chứng khoán TradeFTM

Thông tin trên website thiếu minh bạch, không rõ ràng. Giấy phép hoạt động của sàn kém uy tín và kém chất lượng. Hình thức môi giới không chuyên nghiệp. Mức tiền nạp ký quỹ mở tài khoản vô cùng cao.

TradeFTM nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo
TradeFTM nằm trong danh sách công ty chứng khoán lừa đảo

12. Sàn chứng khoán Novox

Danh mục sản phẩm không đa dạng, rất ít sản phẩm để đầu tư. Nhiều mức phí giao dịch rất cao và vô lý. Dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tệ, không hỗ trợ tận tình khi nhà đầu tư cần tư vấn.

13. Sàn chứng khoán GICC FX

Không có giấy phép, hoạt động bất hợp pháp, kém an toàn. Thông tin và hình ảnh thiếu minh bạch và chính xác. Nhận nhiều đánh giá tiêu cực về lừa đảo, gian lận.

GICC FX một trong những công ty chứng khoán lừa đảo
GICC FX một trong những công ty chứng khoán lừa đảo

14. Sàn chứng khoán Samtrade FX

Không có giấy phép hoạt động từ các cơ quan tài chính uy tín. Nhiều khoản phí rất cao. Không hỗ trợ tư vấn trực tuyến, hỗ trợ qua email bị hạn chế.

15. Sàn chứng khoán FC Market

Giấy phép hoạt động chưa có tính pháp lý chặt chẽ. Website không chuyên nghiệp, thiếu nhiều thông tin. Gây khó khăn cho trader khi thực hiện giao dịch rút tiền.

IV. Mạo danh các công ty chứng khoán tại Việt Nam để lừa đảo

Có rất nhiều cá nhân và tổ chức mạo danh công ty chứng khoán để lừa đảo, các đối tượng thường mạo danh các công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam để lừa đảo như: Mạo danh công ty chứng khoán VPS, Mạo danh công ty chứng khoán SSI, Mạo danh công ty chứng khoán VNDIRECT…

Các sàn chứng khoán lừa đảo đều mạo danh các công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam
Các sàn chứng khoán lừa đảo đều mạo danh các công ty chứng khoán lớn tại Việt Nam

Các hình thức mạo danh như:

  • Giả làm nhân viên công ty chứng khoán
  • Yêu cầu nạp thêm tiền mới được rút tiền
  • Dụ nạp tiền vào tài khoản chứng khoán lừa đảo cho lời ít rồi khi rút ra thì được, nhưng lần sau thắng tiền nhiều các công ty chứng khoán lừa đảo sẽ bắt cọc tiền đóng thuế rồi các công ty chứng khoán này sẽ xóa tài khoản với lý do: báo tài khoản đăng nhập bất thường
Khách hàng bị các công ty chứng khoán lừa đảo dụ nạp tiền
Khách hàng bị các công ty chứng khoán lừa đảo dụ nạp tiền

Còn rất nhiều cách lừa đảo khác mà các công ty chứng khoán lừa đảo này sử dụng, hầu hết đều lừa Nhà đầu tư tham gia vào các sàn Forex, Bitcoin ảo… Do đó Nhà đầu tư cần lưu ý tìm hiểu các công ty chứng khoán này trước khi thực hiện giao dịch.

V. Cách tránh bị các công ty chứng khoán lừa đảo

Để không bị mất mát tài sản, Bộ Công an khuyến cáo người dân và nhà đầu tư không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nơi ở cho người lạ; không nghe lời của người không quen biết mà chuyển tiền theo đề nghị của họ; không nên chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội; không cho mượn, cho thuê các loại giấy tờ tùy thân; không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người lạ.

Khách hàng bị các công ty chứng khoán lừa đảo mất tiền
Khách hàng bị các công ty chứng khoán lừa đảo mất tiền

Các cơ quan giao dịch chứng khoán khẳng định không tổ chức giao dịch chứng khoán trực tiếp với nhà đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào và đề nghị đề nghị nhà đầu tư lưu ý và cẩn trọng. Nhà đầu tư chỉ đầu tư vào các công ty chứng khoán đã được cấp phép và có thông tin đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật.

VI. Mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt và uy tín

Có rất nhiều công ty chứng khoán uy tín để là nhà đầu tư mở tài khoản (Tham khảo: Mở tài khoản ở đâu tốt và uy tín). VPS cũng là một trong những cái tên rất được chú ý. Công ty ra đời vào năm 2006 với tên là Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Sau đó đổi thành Công ty cổ phần chứng khoán VPS.

VPS là công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ lên đến 3.500 tỷ đồng. Quy mô tài sản ước tính lên đến 10.274 tỷ đồng vào thời điểm năm 30/06/2019. VPS cung cấp tới doanh nghiệp và các nhà đầu tư những sản phẩm đa dạng.

VPS là công ty chứng khoán uy tín và tốt nhất hiện nay
VPS là công ty chứng khoán uy tín và tốt nhất hiện nay

Từ đó tạo nên giá trị gia tăng cho cho nhà đầu tư. Công ty đã nhận được rất nhiều danh hiệu quý giá. Tiêu biểu nhất là danh hiệu “Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam năm 2019-2020” do Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 trao tặng.

Đặc biệt khi nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tại VPS và nhập mã giới thiệu 6327 hoặc K255 sẽ được hỗ trợ phần mềm robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích chứng khoán Dchart. Đây là hai sản phẩm phân tích giúp nhà đầu tư nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư sẽ được add vào room vip tín hiệu mua/bán và room tư vấn.

Vndirect nằm trong danh sách các công ty chứng khoán lừa đảo là một thông tin hoàn toàn sai sự thật. Công ty là môi trường đầu tư uy tín, lành mạnh luôn hướng đến khách hàng. Bên cạnh Vndirect muốn đầu tư chứng khoán Nhà đầu tư vẫn còn nhiều lựa chọn khác, VPS cũng là một lựa chọn rất tốt.

Bài viết liên quan

54 bình luận về “Danh sách các công ty chứng khoán lừa đảo nhà đầu tư

  1. Hồ Thái quân cho biết:

    em có chơi chứng khoán.mà rút lần đầu ok kêu rút lần 2.phai đóng phí.20phan trăm.lan 2.keu dóng hồ sơ , em đóng phí lần đầu oy.ho kêu em đóng ho so nữa.em ko dám đóng.xin cho em hỏi có phải lừa ko ạ.

  2. ngọc châu cho biết:

    mình có bạn rủ tham gia mở tài khoản để mua cặp ngoại hối, giao dịch khoản 5 – 10 phút. lần đầu thì nạp và rút về tk nhanh chóng, nhưng mình sợ lùa nên k dám tham gia. hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch ngoại hối, mình đang muốn tìm hiểu về sàn tollwsft,com không biết có an toàn không, mong anh giúp em cho lời khuyên

  3. Thuận cho biết:

    Tôi có tham gia sàn giao dịch nasdaq vn. Và có tham gia gói đâu tư và thắng dc số tiền là 3tỉ và khí đời rút tiền về thì nhắn vjen cskh bên đó kêu là phải donh phí lập hồ sơ và phí chuyển tiền ngắn hàng lên đến gần 100tr, bây h mình muốn biết Cty này có đáng tin cậy ko hay là Cty lửa đáo. Mk đã nộp vào gần 200tr rồi

  4. An cho biết:

    Thưa quý khách bộ phận giám sát an ninh phòng chống tệ nạn rửa tiền của chúng tôi đã theo dõi và phát hiện tài khoản của quý khách có những hành vi bất thường. Tài khoản người dùng đăng kí dưới 3 tháng chưa được tính là tài khoản xác minh an toàn. Gần đây quý khách có nhiều giao dịch nạp tiền vào tài khoản trên hệ thống của chúng tôi sau đó giao dịch khối lượng rất ít hoặc không phát sinh các giao dịch mua bán,hay gửi tiền có kì hạn USD.Hành vi bất thường này được nghi ngờ là lợi dụng sản giao dịch để thực hiện hành vi rửa tiền.Vì vậy yêu cầu rút 5000 USD của quý khách đã bị từ chối.Để xác minh tính minh bạch của tài khoản quý khách cần nạp trước số tiền 5000 USD.Tài khoản của quý khách sẽ được tính là tài khoản chính thức.Sau khi tài khoản được xác minh thành công số tiền yêu cầu nạp trước 5000 USD sẽ được trả về tài khoản ví chính của quý khách.Xin cảm ơn! gửi
    #Này là do e được nhận ưu đãi cho người mới tham gia e nạp 5000 USD vào và nhận được số tiền ưu đãi là 388 USD ,khi nhận được ưu đãi thì e rút về liền nên hệ thống cho là e rửa tiền hoặc trục lợi gì đó,vì vậy e ko rút tiền về được,khi hỏi CSKH của app thì được câu trả lời như trên,mong a giúp e này có phải là lừa đảo ko hay do e sai quy tắc của app ạ

  5. Kimkieu cho biết:

    mình có tham gia bên công ty chứng khoán AMX. số tiền của mình hiện tại được hơn 5trăm triệu , nhưng cskh bảo phải nộp phí hồ sơ là gần 3triệu , vậy có phải bị lừa ko ạ, mong A tư vấn giúp em ạ

    • Admin cho biết:

      k có bên nào lại bắt làm phí hồ sơ đó đâu ạ, sao chị k hỏi là có hơn 500 triệu kia sao k trừ đi, mà còn bắt nộp thêm 3 triệu để rút về 500 triệu kia

  6. Bean cho biết:

    Mới đây có CÔNG TY TNHH QUỸ ĐẦU TƯ SAC CAPITAL VN có app đầu tư là SACVN, website saccapital.com.sg . Đây có phải lừa đảo không ạ?

  7. Hồ Tô Huệ cho biết:

    Tôi có tham gia sàn chứng khoán Navotek . Khi tôi đã có tiền. Nhg khi rút . Tôi đã bấm sai 1 số tk. Và họ bắt tôi đóng phí để khôi phục lại lệnh rút, và tối nộp phí, khi nộ xong, họ báo tk sàn của tôi bị cháy, hệ thống ko xác nhận đc, và bảo tôi nộ tiền vào để mua lại phần mềm đó, và số tk đúng của toi, có phải tôi đã bị lừa ko ạ.

  8. Lê thị thu cho biết:

    e có tham gia nadasq vn e thấy trên sàn có trúng 1ty4 e thực hiện lệnh rút tiền thì e có sơ suất nhập sai stk nhận mà trong khi đó stk đó k tồn tại . e hokr nv cskh thì họ nói đóng 12% là gần 200tr để mua bảo hiểm rồi họ sẽ hoàn về cho mình thì add cho e hỏi là thật hay lừa đảo ạ . vì lần đầu e có rút được 500k rồi ạ . e cảm ơn

  9. Bíchvi cho biết:

    Em đang tham gia giao dịch trên sàn csingtrade.com Ban đầu rút phí được trừ trực tiếp phí sàn 4% vào số tiền hiện có trên sàn được thanh toán ngay vì số tiền nhỏ- sau đó em tham gia gói 130 triệu giao dịch trên sàn hiện số tiền dược 2tỷ 300 khi muốn rút tiền về phí hệ thống yêu cầu phải đóng phí hệ thống trước 6% trên tổng số tiền 2tỷ 300 là 138 triệu đồng mới duyệt hồ sơ cho để rút về em không dám bỏ tiền vào vì sợ phát sinh thêm phí khác dù phía hệ thống đảm bảo đóng phí này thì sẽ nhận về số tiền trên! Yêu cầu hệ thống hỗ trợ trừ phí trực tiếp trên tổng số tiền hiện có mà bộ phận chăm sóc khách hàng hỗ trợ trự tiếp bảo số tiền giao dịch quá lớn nên bắt buộc đóng phí trước rồi mới duyệt hồ sơ hỗ trợ mình rút tiền về! Nếu không sẽ treo tài khảo luôn ạ! Tư vấn giúp em với ạ! Trong quy định không trên hệ thống giao dịch không có yêu cầu phải thanh toán trước phí hệ thống và hợp đồng giao dịch với bên đại diện cũng không nêu nội dung này vào ạ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *