Để lọc cổ phiếu nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn, có thể tự lọc theo phương thức thủ công bằng tính toán hoặc sử dụng các công cụ lọc hiện đại để thẩm định được giá trị cổ phiếu tốt hơn. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu về bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và bộ lọc cổ phiếu giá trị để nhà đầu tư tham khảo có thêm kiến thức về các bộ lọc cổ phiếu.
1. Lọc cổ phiếu là gì?
Lọc cổ phiếu là cách thức thực hiện lựa chọn được ra các mã cố phiếu đầu tư phù hợp với các tiêu chí của nhà đầu tư mong muốn. Nhà đầu tư sẽ đưa ra các tiêu chí sau đó sàng lọc cổ phiếu theo các những tiêu chí đó để có kết quả của những mã cố phiếu đạt đúng yêu cầu.
Khi nhà đầu tư tham gia thị trường đầu tư thì việc lọc cổ phiếu là bước đầu tiên và quan trọng bởi thể hiện sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Hầu như các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hay theo cảm tính và theo phong trào ít có sự chuẩn bị trước.
Việc lọc cổ phiếu giúp đưa ra lưa chọn đầu tư tiềm năng, cắt bỏ được những mã cố phiếu không phù hợp và đi đúng với kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư. Bởi vậy để sử dụng hiệu quả việc lọc cổ phiếu nhà đầu tư cần học hỏi và nắm rõ các cách thức thực hiện.
Dưới đây chúng tôi giới thiệu chi tiết về bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và bộ lọc cổ phiếu giá trị với các chỉ tiêu lọc nhà đầu tư tham khảo.
2. Tiêu chí lọc cổ phiếu để đầu tư
Hiện nay để đưa ra hệ thống tiêu chí lọc cổ phiếu thì không thể có vì mỗi nhà đầu tư có nguyễn tắc và kết hoạch đầu tư cổ phiếu riêng và không có bộ lọc nào là hoàn chỉnh và cổ định mà sẽ linh hoạt theo từng đối tượng thiết lập.
Không phải mã cổ phiếu nào cũng tốt cho việc đầu tư và phù hợp với mục địch đầu tư của mỗi người. Tuy nhiên, dưới đây là một số tiêu chí lọc cổ phiếu thông thường được đặt ra nhiều:
+ Tiêu chí lọc cổ phiếu thông dụng – tổng quan:
Để có bộ lọc cổ phiếu hiệu quả nhà đầu tư cần lưu ý những tiêu chí đầu tiên này bởi mỗi tiêu chí đưa ra con số cụ thể để có thể sàng lọc tốt nhất những mã cổ phiếu theo yêu cầu:
- Vốn hóa(tỷ VND): Đây là tổng cơ cấu cũng như khối lượng vốn cổ phần của mỗi doanh nghiệp bao gồm tổng giá trị cổ phiếu, nợ dài hạn và các khoản thu nhập được giữ lại. (có trong bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng/bộ lọc cổ phiếu giá trị)
- Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được phát sinh tư các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp và góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu.
- P/E : Tỷ số giá trên lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (có trong bộ lọc cổ phiếu giá trị)
- P/B : Tỷ số giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp
- EPS 4 quý : Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần
- Lãi ròng: Lãi ròng hay chính là lợi nhuận ròng, thu nhập ròng. Đó là số tiền còn lại sau khi thanh toán lãi suất, thuế, cổ tức ưu đãi và tất cả các khoản chi phí khác trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 năm.
- Tổng tài sản: Đây là toàn bộ tài sản gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, tài sản ngầm của 1 doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu : Đó là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
- ROA (%): Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (có trong bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và bộ lọc cố phiếu giá trị)
- ROE (%): Lợi nhuận trên vốn sở hữu hoặc lợi nhuận trên vốn. (có trong bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và bộ lọc cố phiếu giá trị).
+ Tiêu chí về giá:
Nhà đầu tư khi muốn lọc cổ phiếu dựa trên giá của nó thì cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Giá gần đây
- Giá cao nhất, thấp nhất 52 tuần
- Khối lượng trung bình 10 ngày
- Khối lượng giao dịch, Giá trị giao dịch
- Giá cao nhất, thấp nhất lịch sử
+ Các tiêu chí về định giá:
Tiêu chí định giá là một trong các tiêu chí đánh giá của 1 cổ phiếu bởi đây là cơ sở để xác định 1 cổ phiếu mua tốt hay không và giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn được các cổ phiếu tốt nhất để đầu tư.
- P/E cơ bản, P/E pha loãng, P/E trước thu nhập khác.
- PEG %
- Hệ số Giá cổ phiếu/ Trị giá Sổ sách (P/B)
- Hệ số Giá cổ phiếu/ Doanh số/ Cổ phiếu(P/S)
- Hệ số Giá/Trị giá sổ sách TSHH
- Hệ số giá/Dòng tiền
- Giá trị Doanh nghiệp/Doanh số
- Giá trị Doanh nghiệp/EBITDA
- Giá trị Doanh nghiệp/EBIT
+ Tiêu chí về lợi nhuận:
Với tiêu chí này nhà đầu tư tìm được ra cổ phiếu của doanh nghiệp đang có tiềm năng cũng như tăng trưởng tốt để từ đó nhìn ra được lợi nhuận. Các tiêu chí cần có đó là:
- Tỷ suất lợi nhuận gộp %
- Tỷ suất EBITDA %
- Tỷ suất EBIT %
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế %
- Tỷ suất lợi nhuận thuần %
- Tỷ lệ doanh số/vốn hóa (lần)
- Hệ số vòng quay tài sản (lần)
- Hệ số vòng quay vốn CSH (lần)
- Tỷ suất thuế TNDN thực tế (%)
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID VPS sang 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương nhà đầu tư được sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. 2 sản phẩm công cụ này giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
3. Giới thiệu bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng/giá trị
a. Bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng
Cố phiếu tăng trưởng đó là các cổ phiếu của một công ty được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn so với mức tăng trung bình của thị trường.
Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán cần biết dấu hiệu nhận biết cổ phiếu tăng trưởng đó là không chia cổ tức, bởi toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp sẽ được tại đầu tư vào hoạt động kinh doanh thúc đẩy phát triển hơn. Song cũng có rủi ro khá cao đó là nếu công ty hoạt động không được tốt thì dễ dẫn đến lỗ khi bán cổ phiếu.
Fisher chính là cha đẻ của học thuyết đầu tư tăng trưởng – bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng và là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại chứng khoán với cuốn sách nổi tiếng “Cổ phiếu thường, Lợi nhuận phi thường”
Với cổ phiếu tăng trưởng hầu hết sẽ tập trung vào các nhóm ngành triển vọng và mới trên thị trường, các nhóm ngành có nhiều chuyển đổi cũng như liên tục đổi mới đó là công nghệ, công nghệ sinh học, tiêu dùng,…
Các tiêu chí để lọc cổ phiếu theo bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng đó là:
- Vốn hóa > 500 tỷ đồng
- Tăng trưởng lợi nhuận 4 quý gần nhất >25%
- Tăng trưởng lợi nhuận quý gần nhất >25%
- Tăng trưởng doanh thu quý gần nhất >20%
- ROE >15%
- ROA < 20%
Ngoài các tiêu chí cơ bản khi sử dụng bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng trên nhà đầu tư cần có các tiêu chí chuyên sâu để đánh giá thêm và đảm bảo chính xác khi sử dụng bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng:
- Chu kỳ tăng trưởng của cổ phiếu
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- Dòng tiền nhanh: Dòng tiền tự do ổn định vì điều đó cho thấy công ty trả dòng tiền tụ do dưới dạng cổ tức
Qua đây có thể thấy khi sử dụng bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng khả năng rủi ro rất cao bởi khi có một tác động nhỏ cũng khiến giá cổ phiếu có thể thay đổi tăng giảm. Nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ về tiêu chí của bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng khi sử dụng để đạt hiệu quả cao.
b. Bộ lọc cổ phiếu giá trị
Cổ phiếu giá trị là đầu tư vào những mã cổ phiếu có giá trị thấp hơn giá trị thực của nó, và đợi khi thị trường nhận ra và thu về lợi nhuận. Hiện nay, bộ lọc cổ phiếu giá trị đang được nhiều nhà đầu tư tin dùng bởi khá dễ dàng thực hiện.
Với cổ phiếu giá trị yêu cầu nhà đầu tư cần phải đầu tư lâu dài, nhận định được đúng giá trị của cổ phiếu đó triển vọng tương lai lớn đối với nó trên thị trường.
Ông Benjamin Graham được coi là “cha đẻ” của thuyết đầu tư giá trị, bản chất nguyên tắc đầu tư giá trị là bất kỳ một khoản đầu tư nào cơ bản phải có giá trị cao hơn so với giá một nhà đầ tư trả cho nó..
Để sử dụng bộ lọc cổ phiếu giá trị cần có các tiêu chí để lọc đó là:
- Vốn hóa > 500 tỷ đồng
- Tăng tưởng doanh thu 3 năm
- Tăng trưởng lợi nhuận 3 năm
- Lãi gộp > 25%
- ROE > 15%
- ROA > 7%
- Tổng nợ/VCSH < 1
- PE < 10
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên nhà đầu tư cần có thêm các tiêu chí chuyên sâu khi sử dụng bộ lọc cổ phiếu giá trị như:
- Chỉ số PE thấp
- Chỉ số PB thấp
- Tỷ suất lợi tức cao
Điểm chú ý cho nhà đầu tư là cần quan tâm đến các dấu hiệu của doanh nghiệp, thay vì chỉ nhìn qua các chỉ số và con số đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Bởi doanh nghiệp có giá trị thị trường của doanh nghiệp có thể do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Đó là chi tiết về bộ lọc cổ phiếu giá trị và các chỉ tiêu khi sử dụng lọc cổ phiếu giá trị nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ để hiểu hơn khi sử dụng.
4. Các cách lọc cổ phiếu tốt để đầu tư
Ngoài bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng/giá trị nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về các cách lọc cổ phiếu các như:
a. Lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM
Với phương pháp CANSLIM là lọc cổ phiếu dựa vào 7 tiêu chí của một cổ phiếu, tập trung vào 7 tiêu chí thành công của cổ phiếu trong quá khứ. 7 chỉ tiêu đó là:
- C – Current Quarterly Earnings Per Share : Là tăng trưởng doanh số và EPS quý hiện tại các chỉ số càng cao càng tốt
- A – Annual Earnings Growth: Đây là tăng trưởng EPS 3 năm gần nhất
- N – New products, New Management, New Highs: Đây công ty trẻ có là sản phẩm mới, lãnh đạo mới, đỉnh giá mới mua tại thời điểm hợp lý.
- S – Share Outstanding: Đây là tổng số lượng cổ phiếu lưu hành.
- L – Leading Industry: Đây là cổ phiếu dẫn đầu ngành. Nhà đầu tư chọn cổ phiếu dẫn dắt không phải bị thị trường lãng quên
- I – Institutional Sponsorship : Đây là sự ủng hộ của các định chế tài chính.
- M – Market Direction : Định hướng thị trường, xu hướng thị trường chung.
Khi sử dụng phương pháp lọc bằng CANSLIM nên áp dụng với những nhà đầu tư có kinh nghiệm và có khả năng chấp nhập rủi ro. Với nhà đầu tư mới thì đây không phải là cách để lọc cổ phiếu hiệu quả.
Để hiểu rõ về bộ lọc cổ phiếu CANSLIM nhà đầu tư tham khảo trực tiếp tại bài viết “CANSLIM là gì? Bộ lọc cổ phiếu CANSLIM” chúng tôi giới thiệu chi tiết về bộ lọc.
b. Lọc cổ phiếu theo ngành
Việc lọc cổ phiếu theo ngành sẽ giúp nhà đầu tư rút ngắn thời gian cũng như phạm vi lọc. Khi lựa chọn cổ phiếu theo ngành thì số lượng mã cố phiếu phải lọc trên thị trường ít đi từ đó giúp việc quan sát, phân tích được dễ dàng, nhanh chóng và đơn giản hơn cũng như chuyên sâu hơn nhiều.
Khi lọc cổ phiếu theo ngành nhà đầu tư cần lựa chọn được các nhóm ngành muốn đầu tư từ đó mới lọc ra các mã cổ phiếu của nhóm ngành đó trên thị trường. Các tiêu chí cần khi lọc cổ phiếu theo ngành đó là:
- Nhà đầu tư chọn các nhóm ngành có hoạt động kinh doanh tốt, triển vọng.
- Quan tâm đến các chỉ số ngành trên bảng giá chứng khoán để từ đó có quyết định lựa chọn nhóm ngành phù hợp.
- Nên lọc cố phiếu theo các tiêu chí nhà đầu tư đang quan tâm, có thể lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng/giá trị tùy theo chiến lược đầu tư dài hạn của nhà đầu tư.
Đối với sử dụng lọc cổ phiếu theo ngành nhà đầu tư am hiểu và hiểu biết chuyên sâu về ngành đó là một lợi thế lớn trong việc đầu tư. Và lọc cổ phiếu theo ngành cũng phù hợp với nhà đầu tư khi mới tham gia thị trường.
c. Lọc cổ phiếu theo giá
Với lọc cổ phiêu theo giá nhà đầu tư cần nhìn về biểu đồ để có thể có nhìn tổng quan và trực quan hơn. Dựa vào các tiêu chí giá cổ phiếu phía trên từ đó nhà đầu tư lọc cổ phiếu.
Khi nhà đầu tư sử dụng lọc cổ phiếu theo giá chỉ cần nhập các dữ liệu về giá vào bộ lọc rồi xem cố phiếu nào đáp ứng được tiêu chí về giá. Dựa vào những chỉ tiêu đầu tư và xem giá cổ phiếu đó như nào:
- Xem số tiền đầu tư là bao nhiêu, số lượng cổ phiếu muốn mua, giá cổ phiếu có thể mua
- Giá cổ phiếu ngành trung bình, mã cao nhất và mã thấp nhất
- Định giá về mức độ tăng và giảm về giá của cổ phiếu đó trong thời gian qua như thế nào
- Chu kỳ tăng trưởng cổ phiếu
- Cổ phiếu đạt đỉnh khi nào? Chạm đáy khi nào? Và nguyên nhân
Đối với việc khi dùng lọc cổ phiếu theo giá nhà đầu tư cần có kiến thức thông tin về dữ liệu giá từ đó lọc ra theo những tiêu chí mà mình mong muốn.
Điểm lưu ý cho nhà đầu tư khi sử dụng lọc cổ phiếu theo giá cần biết:
- Nhận định xu hướng của các mã cổ phiếu
- Cần phân tích nguyên nhân khiến giá cổ phiếu tăng và giảm trên chu kỳ giá đó
- Nên đưa dự đoán về giá cổ phiếu trong thời gian tới
d. Lọc cổ phiếu dựa trên chỉ số định giá
Với lọc cổ phiếu dựa trên chỉ số định giá phù hợp với việc thực hiện lọc cố phiếu số lượng ít hoặc tầm 10 phiếu trở xuống có thể thực hiện được dựa trên các tiêu chí định giá. Nhiều nhà đầu tư thường sử dụng để định giá cổ phiếu, hỗ trợ so sánh giữa các cổ phiếu cùng ngành với nhau một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Nhà đầu tư chỉ cần quan tâm đến các tiêu chí của định giá phía trên là có thể sử dụng lọc được cổ phiếu. Tuy nhiên, để lọc và đánh giá được các cố phiếu nhà đầu tư có thể chọn 1 trong những phương pháp định giá sau đây:
- Phương pháp định giá PE : PE là dựa trên tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu.
- Phương pháp định giá PB : Chỉ số tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng của doanh nghiệp từ đó thể hiện chi phí nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu 1 đồng vốn sở hữu.
- Phương pháp định giá DCF : Định giá dựa trên các tiêu chí lọc cổ phiếu theo dòng tiền tự do của doanh nghiệp.
Qua đây có thể thấy mỗi bộ lọc cổ phiếu đều có tính năng và hiệu quả riêng để hiểu thêm thông tin về các bộ lọc cổ phiếu nhà đầu tư có thể tham khảo trực tiếp bài viết “Top 5 bộ lọc cổ phiếu/chứng khoán tốt nhất“.
Ngoài ra, lọc cổ phiếu theo phương pháp phân tích kỹ thuật là một cách lọc đem lại hiệu quả chính xác cao nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về các bộ lọc cổ phiếu theo cách này để có thêm kiến thức chuyên sâu về các bộ lọc.
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình phân tích cổ phiếu nhà đầu tư cần bổ sung thêm các bộ lọc code để phân tích kỹ thuật chuyên sâu trước khi quyết định đầu tư.
Bài viết trên đây chúng tôi giới thiệu chi tiết về bộ lọc cổ phiếu tăng trưởng, bộ lọc cổ phiếu giá trị, các tiêu chí bộ lọc và các cách lọc cổ phiếu. Hy vọng với thông tin hữu ích từ bài viết giúp nhà đầu tư có thêm kiến thức tổng quan về lọc cổ phiếu.
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán, Robot chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.