[3 CHI TIẾT] Chỉ số P/B là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số P/B trong chứng khoán

Một trong những chỉ số quan trọng hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm những cổ phiếu tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai đó là chỉ số P/B. Đây là chỉ số được sử dụng khi muốn so sánh giá thực tế của một cổ phiếu. Vậy chỉ số P/B là là gì? ý Nghĩa và cách tính cảu chỉ số này như thế nào cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B được viết tắt của từ Price to book ratio. Đây là chỉ số thể hiện so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị ghi sổ của một cổ phiếu. Theo một cách gọi khác thì chỉ số P/B còn được gọi là tỷ số P/B hoặc hệ số P/B.

Trong chứng khoán P/B được coi là một công cụ hữu ích đối với các nhà đầu tư trong việc phán đoán xem cổ phiếu có đang được định giá thấp hơn so với giá trị thực tế của nó hay không từ đó nhà đầu tư có thể quyết định được nên mua vào hay bán ra.

  • Ưu điểm của P/B đó là:

Chỉ số P/B luôn thể hiện mức độ ổn định hơn hẳn so với chỉ số EPS nên trong điều kiện khi EPS có mức biến động mà khó quan sát và đánh giá thì nhà đầu tư có thể sử dụng P/B sẽ thấy được sự hiểu hiệu quả hơn.

Hệ số P/B sẽ luôn dương bởi vậy nên có thể dùng để định giá với các doanh nghiệp đang làm ăn bị thua lỗ

Hệ số P/B sẽ thể hiện hiệu quả nhất khi dùng để đánh giá những doanh nghiệp có nhiều tài sản và khả năng thanh khoản cao ví dụ như công ty bảo hiểm, ngân hàng, công ty đầu tư.

Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B là gì?
  • Nhược điểm của P/B đó là:

Một trong những nhược điểm của chỉ số này đó là P/B chỉ dựa trên các tài sản hữu hình, các loại tài sản khác như: thương hiệu, tài sản trí tuệ, bằng sáng chế,… không được ghi nhận khi tính chỉ P/B. Chính bởi vậy nên ảnh hưởng lớn khi phân tích các doanh nghiệp có lợi nhuận ròng gia tăng. Nhà đầu tư cũng nên sử dụng các chỉ số khác để phân tích đầu tư hiệu quả hơn.

Các giá trị ghi trên sổ của loại cổ phiếu nhất định, không thể phản ánh đúng giá trị hiện tại của cổ phiếu đó nên nhà đầu tư có thể kết hợp chỉ số P/B với các phương pháp phân tích khác trước khi có kết luận về việc mua vào hoặc bán ra.

Nếu nguyên tắc kế toán có sản phẩm, tài sản ảo thì chỉ số có thể ảo đó là một nhược điểm nhà đầu tư cần lưu ý.

2. Ý nghĩa của chỉ số P/B trong chứng khoán

Chỉ số P/B trong chứng khoán cho nhà đầu tư biết đến giá cổ phiếu đang cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại doanh nghiệp bao nhiêu lần.

  • Trường hợp khi chỉ số P/B > 1: điều này thể hiện giá thị trường hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu đó và được hiểu là thị trường đang có nhiều kỳ vọng về loại cổ phiếu này, doanh nghiệp làm ăn tốt trong tương lai.
  • Trường hợp khi chỉ số P/B < 1 sẽ xảy ra 2 trường hợp nhà đầu tư cần chú ý

Hoặc là thị trường đang không mấy khả quan về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp do đó chỉ bỏ ra mức giá thấp để mua cổ phiếu

Hoặc lợi nhuận của công ty đang trong đà tăng nhanh hơn so với thị trường kỳ vọng. Doanh nghiệp đãng trong quá trình hồi phục sau khi đã khủng hoảng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang có sự tăng lên khiến giá trị cổ phiếu trên sổ sách sẽ tăng dần lên. Nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội để mua vào và thu về lợi nhuận trong tương lai.

Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương. Nhà đầu tư sử dụng hoàn toàn miễn phí, phần mềm Dstock, phần mềm hỗ trợ điểm báo mua,bán cổ phiếu Dchart, chứng quyền, phái sinh chính xác cao. Phần mềm Dstock có cả trên IOS hoặc trên ANDROID

Robot giao dịch chứng khoán Dstock và Dchart hỗ trợ nhà đầu tư về điểm mua bán chính xác cực cao nhà đầu tư tải về sử dụng
Robot giao dịch chứng khoán Dstock và Dchart hỗ trợ nhà đầu tư về điểm mua bán chính xác cực cao nhà đầu tư tải về sử dụng

3. Cách tính P/B trong chứng khoán

Cách tính chỉ số P/B cụ thể như sau:

Chỉ số P/B = Giá trị thị trường của cổ phiếu / Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Trong đó:

Giá trị ghi sổ cảu cổ phiếu được xác định bằng ( tổng giá trị tài sản – tài sản cố định vô hình – nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Giá trị thị trường của cổ phiếu chính là giá đóng cửa tại phiên gần nhất của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Theo khả năng phân tích và phán đoán của một số nhà đầu tư lâu năm thì trong một số trường hợp sau thì hệ số P/B là tốt:

  • Công ty có mức độ tăng trưởng cao khi đó P/B càng cao càng tốt
  • Các công ty có ngành kinh doanh đẩy mạnh về chất lượng thì P/B sẽ không cần quá cao chỉ cần trên mức một
  • Các công ty có khả năng biến động thị trường lớn thì mức P/B cao nên sẽ cần tránh.
Cách tính chỉ số P/B trong chứng khoán
Cách tính chỉ số P/B trong chứng khoán

Với mức đánh giá chung thì P/B càng cao khả năng đầu tư rủi ro sẽ càng lớn và ngược lại, hệ số P/B sẽ an toàn hơn. Đặc biệt với các nhà đầu tư mới tham gia đầu tư nên chọn những loại chứng khoán có P/B thấp để hạn chế những rủi ro khi tham gia đầu tư.

Qua bài viết, chúng tôi hy vọng nhà đầu tư hiểu đúng về chỉ số P/B là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số P/B trong chứng khoán. Nhà đầu tư nên vận dụng sử dụng hiệu quả chỉ số này trong việc đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. Bên cạnh đó nhà đầu tư nên sử dụng kết hợp hệ số P/B với các phương pháp phân tích khác để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp.

Nhà đầu tư có thể tham khảo một số dịch vụ chứng khoán chúng tôi đang cung cấp đó là: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Youtube chứng khoán,..Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *