[4 TRICK] Chỉ báo dòng tiền là gì? Cách tính và áp dụng chỉ báo dòng tiền trong đầu tư

Một chỉ báo quan trọng trong hệ thống chỉ báo kỹ thuật của thị trường chứng khoán đó là chỉ báo dòng tiền hay còn gọi là MFI. Chỉ báo MFI có chức năng tương đối RSI nhưng được bổ sung bởi các yếu tố khối lượng tác động đến giá cả. Vậy chỉ báo dòng tiền là gì? Cách tính và áp dụng trong đầu tư chứng khoán như nào cùng tìm hiểu tại bài viết.

1. Chỉ báo dòng tiền là gì?

Chỉ báo dòng tiền viết tắt của thuật ngữ Money Flow Index (MFI) là một chỉ báo dao động trong phân tích kỹ thuật. MFI sử dụng cả giá và khối lượng mục đích đo áp lực mua và bán. MFI bắt đầu với mức giá điển hình cho từng thời kỳ. Chi tiết hơn dòng tiền là dương khi giá điển hình tăng (áp lưc mua) và âm khi giá điển hình giảm (áp lực bán).

Chỉ báo dòng tiền được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudack vào năm 1991, dựa theo chỉ báo RSI, nhưng bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch.

MFI thuộc vào nhóm chỉ báo chuyển động, cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin quan trọng về thị trường như xác định các vùng quá bán, quá mua, tín hiệu phân kỳ đảo chiều và xu hướng diễn ra trong một khoảng thời gian, thông thường khoảng 14 ngày giao dịch.

Chỉ báo dòng tiền là gì? MFI là gì?
Chỉ báo dòng tiền là gì? MFI là gì?

Trong chứng khoán chỉ báo MFI được dùng để xác định các yếu tố lượng của chứng khoán. Khi phân tích chứng khoán, nhà đầu tư thường sử dụng kết hợp giữa chỉ số RSI thể hiện thông tin về giá và MFI thể hiện thông tin về khối lượng với mục đích đạt được hiệu quả cao nhất.

MFI chính là tính dao động và thay đổi trong các giai đoạn khác nhau nên nhà đầu tư có thể thấy rõ điểm này qua các tín hiệu lên xuống của cổ phiếu và thị trường chứng khoán. Qua điểm này, chỉ báo dòng tiền sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp với sự thay đổi của thị trường một cách chính xác.

  • Chỉ báo dòng tiền tiến về 0 thể hiện phe bán đang chiếm ưu thế và áp lực bán cao hơn
  • Chỉ báo dòng tiền tiến gần về phía đường 100 cho thấy số ngày tăng giá nhiều hơn giảm giá và bên mua đang chiếm ưu thế hơn.
  • Chỉ báo có giá trị bằng 0 hoặc 100 thì điều này thể hiện thị trường đang quá mua hoặc quá bán và khả năng đảo chiều cao.

2. Ý nghĩa của chỉ báo dòng tiền

Chỉ báo MFI cung cấp tới nhà đầu tư 3 tín hiệu đề thực hiện giao dịch chứng khoán rất quan trọng đó là:

  • Quá mua hoặc quá bán
  • Tìm phân kỳ hoặc hội tụ
  • Xác định xu hướng giá

MFI là chỉ báo thường được dùng để đánh giá mức độ hấp dẫn của cổ phiếu từ đó nhà đầu tư có thể xác định được mã chứng khoán đó đang có giá trị hay không.

Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPShoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương. Nhà đầu tư sử dụng hoàn toàn miễn phí, phần mềm Dstock, phần mềm hỗ trợ điểm báo mua,bán cổ phiếu Dchart, chứng quyền, phái sinh chính xác cao. Phần mềm Dstock có cả trên IOS hoặc trên ANDROID

Tải ứng dụng phần mềm Robot giao dịch chứng khoán Dstock và Dchart hỗ trợ nhà đầu tư chính xác cực cao về điểm mua bán
Tải ứng dụng phần mềm Robot giao dịch chứng khoán Dstock và Dchart hỗ trợ nhà đầu tư chính xác cực cao về điểm mua bán

3. Cách tính chỉ báo dòng tiền

Các nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về công thức để xác định chỉ báo dòng tiền như sau:

MFI (chỉ báo dòng tiền) = 100 – [1000 / 1+ MR)]

Trong đó:

MR: giá trị tỷ lệ dòng tiền

Hoặc theo công thức:

MFI = 100 x [dòng tiền dương / (dòng tiền dương + dòng tiền âm) ]

Theo công thức này thì MFI sẽ được hiển thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%)

Và để tính được MR thì nhà đầu tư sẽ cần thực hiện 3 bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác định giá điển hình của mã cổ phiếu được viết tắt là TP (Typical Price)

TP = (Giá cao nhất + giá thấp nhất = giá đóng cửa ) / 3

  • Bước 2: Xác định giá trị dòng tiền viết tắt là MF (Money Flow)

MF = TP x Khối lượng cổ phiếu trong giai đoạn tính toán

  • Bước 3: MR được tính theo công thức

MR = Dòng tiền dương (14 giai đoạn) / Dòng tiền âm (14 giai đoạn tính)

Số 14 giai đoạn chỉ mang tính ước lượng, tùy vào khoảng thời gian khác nhau để nhà đầu tư có thể linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp và khớp nhất với biến động của thị trường.

Trong đó:

  • Dòng tiền dương sẽ là tổng giá trị điển hình có mức cao hơn ở giai đoạn tước. TP hiện tại > TP trước đó
  • Dòng tiền âm là tổng giá trị điển hình có mức thấp hơn so với những giai đoạn trước đó. TP hiện tại < TP trước đó.
Cách tính chỉ báo dòng tiền MFI
Cách tính chỉ báo dòng tiền MFI

4. Áp dụng chỉ báo dòng tiền trong đầu tư chứng khoán

 Áp dụng MFI để xác định vùng quá mua hoặc quá bán

  • Trường hợp MFI vượt ngưỡng thang điểm 80 thì đó chính là tín hiệu chứng khoán ở giai đoạn quá bán, nhà đầu tư nên thực hiện lệnh mua bởi tín hiệu này cho thấy cổ phiếu đang có dấu hiệu tăng và bên mua đang chiếm ưu thế.
  • Trường hợp MFI nằm ở mức dưới 20, nhà đầu tư nên cân nhắc đặt lệnh bán mã cổ phiếu đó bởi khi này bên bán đang chiếm ưu thế và áp lực bán đang rất cao.
  • Trường hợp MFI có giá trị bằng 0 hoặc 100 có thể thị trường đang trong trường hợp quá mua hoặc quá bán. Khi đó, khả năng đảo chiều của mã cổ phiếu có thể rất cao. Thực tế, ít khi MFI bằng 0 hoặc 100 nên nhà đầu tư cần lưu ý chọn mốc 20 hoặc 80 để xác định.
  • Đối với mốc 50 điểm thì thường nhiều nhà đầu tư sẽ sử dụng làm đường ranh giới để qua đó xác định xu hướng của thị trường đang tăng hoặc giảm
  • MFI thể hiện ở mức trên 50 là thị trường tăng và ngược lại
Điểm quá mua, quá bán và mức trung bình của chỉ báo MFI
Điểm quá mua, quá bán và mức trung bình của chỉ báo MFI

Áp dụng MFI để nhận biết tín hiệu phân kỳ hay hội tụ

  • Tín hiệu phân kỳ đó là khi giá thiết lập đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và chỉ báo MFI lại thiết lập đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
  • Giá thiết lập đỉnh cao hơn đồng nghĩa với việc thị trường vẫn đang tăng, nhưng MFI lại đang thiết lập đỉnh hơn nên chứng tỏ xu hướng tăng đã không còn mạnh và dễ đảo chiều giảm.
  • Tín hiệu hội tụ là khi mức giá thiết lập đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MFI lại thiết lập đáy sau cao hơn đáy trước chứng tỏ đây là một dấu hiệu suy yếu của xu hướng giảm và khả năng thị trường sẽ đảo chiều tăng.

Qua tín hiệu hội tụ và tín hiệu phân kỳ nhà đầu tư có thể nhận biết được tiềm năng thị trường sẽ tăng hay giảm nhưng tín hiệu này không thể xác định chính xác điểm vào lệnh  Nên nhà đàu tư nên sử dụng thêm các chỉ báo khác như ADX, Parabolic SAR, đường trung bình động MA để hỗ trợ thêm những nhược điểm của MFI từ đó có chiến lược đầu tưu hiệu quả hơn.

 Áp dụng MFI trong xác định xu hướng giá

  • Khi chỉ báo dòng tiên trên đường 50 thì mức giá sẽ trong xu hướng tăng
  • Khi chỉ báo MFI nằm dưới đường 50 thì mức giá sẽ trong xu hướng giảm.

Với chia sẻ ở bài viết trên chúng tôi hy vọng nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ báo dòng tiền là gì? Công thức tính chỉ báo dòng tiền và áp dụng chỉ báo dòng tiền vào phân tích đầu tư chứng khoán từ đó có thể vận dụng vào giao dịch để đạt hiệu quả cao, thu về nhiều lợi nhuận.

Nhà đầu tư có thể tham khảo một số dịch vụ chứng khoán chúng tôi đang cung cấp đó là: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Youtube chứng khoán,..Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.com hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *