[2 CHI TIẾT] ROA và ROE là gì? Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE trong chứng khoán

Khi đầu tư chứng khoán nhà đầu tư rất cần nhờ vào các chỉ số kinh tế để từ đó có đánh giá  tài chính của doanh nghiệp. ROA và ROE là Hai chỉ số cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp.Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ROA là gì? ROE là gì? Và mối quan hệ giữa hai chỉ số ROA và ROE dưới đây.

I. Tổng quan về ROA

1. ROA là gì?

ROA là một chỉ số tài chính cho nhà đầu tư biết một công ty tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với giá trị tài sản của họ. Chỉ số ROA còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. Tài sản của một công ty sẽ bao gồm tất cả các nguồn lực mà công ty đó sở hữu hoặc kiếm soát để tạo ra giá trị kinh doanh.

Chỉ số ROA là một chỉ số khá quan trọng bởi chỉ số hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu tiềm năng. Thông qua ROA nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả của một công ty trong việc chuyển hóa vốn đầu tư thành lợi nhuận.

ROA là gì?
ROA là gì?

2. Ý nghĩa của chỉ số ROA

  • Đối với chủ doanh nghiệp

Chỉ số ROA đối với doanh nghiệp có ý nghĩa phản ánh mức độ hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Theo chỉ số này các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được số vốn bỏ ra đầu tư và lợi nhuận ròng mang lai sẽ là bao nhiêu

  • Đối với nhà đầu tư

ROA là chỉ số tài chính với ý nghĩa hỗ trợ nhà đầu tư trong việc lựa chọn các cổ phiếu tốt để đầu tư. Các doanh nghiệp có ROA cao hơn với doanh nghiệp cùng lĩnh vực thì khả năng sinh lời sẽ càng tốt.

Điều này cũng đồng nghĩa giá cổ phiếu của các công ty sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần so sánh ROA của công ty với chỉnh nó trong lịch sử để xem liệu công ty nào đang hoạt động tốt lên không.

ý nghĩa của chỉ số ROA trong chứng khoán
ý nghĩa của chỉ số ROA trong chứng khoán

3. Cách tính và sử dụng chỉ số ROA trong chứng khoán

a. Cách tính chỉ số ROA

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản  x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính như sau: Tổng thu – Tổng Chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Tổng tài sản là tổng trị giá tài sản của công ty tại thời điểm báo cáo và được thể hiện trong bảng cân đối kế toán.
  • ROA được tính theo đơn vị tính là %

b. Sử dụng ROA trong đầu tư chứng khoán

Khi nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một công ty thì việc sử dụng chỉ số ROA là rất cần thiết để đánh giá doanh nghiệp. Việc đánh giá ROA sẽ dựa trên các yếu tốt cụ thể sau:

  • Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Các công ty trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: thép, xi măng,… thì rất cần nhiều tài sản cố định giá trị lớn hơn nên ROA thường sẽ thấp. Các công ty thuộc ngành dịch vụ hoặc công nghệ thông tin,.. không yêu cầu nhiều về tài sản cố định thì thường ROA sẽ cao hơn. Nhà đầu tư khi so sánh ROA nên đối chiếu với các công ty tương đồng trong cùng lĩnh vực để có nhận định, đánh giá chính xác.
  • ROA trung bình của ngành: Nhà đầu tư nên sử dụng ROA trung bình của ngành với mục tiêu để lựa chọn được cổ phiếu tốt. Doanh nghiệp khi có ROA lớn hơn trung bình ngành thì khả năng doanh nghiệp đó đang sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
  • ROA của doanh nghiệp trong quá khứ: Khi nhà đầu tư so sánh ROA của chính doanh nghiệp trong quá khứ sẽ có nhìn tổng quan hơn. Trường hợp ROA tăng trưởng đều qua các năm và cũng cao hơn khi so sánh với trung bình ngành thì đây là tiêu chí tốt để nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tốt. Ngược lại, ROA doanh nghiệp cao hơn so với trung bình ngành nhưng lại có xu hướng đi xuống so với quá khứ thì doanh nghiệp dễ gặp rủi ro.
Cách tính và sử dụng ROA trong đầu tư chứng khoán
Cách tính và sử dụng ROA trong đầu tư chứng khoán

c. Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt

Tiêu chuẩn của quốc tế có đưa ra thì chỉ số ROA của một doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính phải lớn hơn 7.5%. Nhưng thực tế không có con số tuyệt đối ROA bao nhiêu là tốt. Các doanh nghiệp khi này cần xem xét ROA trong nhiều năm, nên từ 3 năm trở lên để có thể đưa ra được đánh giá khách quan.

Đồng thời, để xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt nhà đầu tư cần quan tâm tới các yếu tố đó là:

  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào
  • Cần so sánh ROA với các đối thủ trong cùng 1 lĩnh vực
  • So sánh ROA của chính doanh nghiệp đó vưới kết quả trong quá khứ

Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPShoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được hỗ trợ sử dụng miễn phí phần mểm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ hỗ trợ nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. Nhà đầu tư tải trên IOSANDROID.

Phần mềm Robot giao dịch chứng khoán Dstock và Dchart hỗ trợ nhà đầu tư về điểm mua bán chính xác cực cao
Phần mềm Robot giao dịch chứng khoán Dstock và Dchart hỗ trợ nhà đầu tư về điểm mua bán chính xác cực cao

II. Tổng quan vể ROE

1. ROE là gì?

ROE được gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đây là thước đo hiệu quả tài chính của công ty bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ đông. Dựa vào chỉ số ROE nhà đầu tư có thể dễ dàng đo lường được khả năng sinh lời cảu tổ chức và mức độ hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận.

Thông qua chỉ số ROE có thể thấy được khả năng doanh nghiệp trong việc biến các khoản đầu tư cổ phiếu để thành lợi nhuận. Từ đó hỗ trợ cổ động biết được vốn cảu họ được sử dụng và sinh lời như thế nào, hiệu quả ra sao. ROE cũng sẽ khác nhau và theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

ROE là gì?
ROE là gì?

2. Ý nghĩa của chỉ số ROE

  • Chỉ số ROE, cổ động sẽ biết được liệu họ có thể nhận được lợi nhuận tốt từ số tiền góp vốn qua hình thức sở hữu cổ phiếu của công ty không.
  • Các doanh nghiệp phải có khả năng tạo ra ROE cao hơn lợi tức từ những khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn mục đích để làm hài lòng cổ đông và các nhà đầu tư.
  • Hỗ trợ nhà đầu tư hình dung đầy đủ khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động đầu tư của tổ chức qua việc ROE sẽ được so sánh với giá trị lịch sử và với chỉ số ROE trung bình ngành.
  • ROE thể hiện kết quả của phép chia giữa thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông, trường hợp thu nhập càng lớn, ROE càng cao, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cũng sẽ cao hơn.
  • Qua việc so sánh chỉ số ROE của công ty với ROE trung bình của ngành, nhà đầu tư có thể xác định được các lợi thế cạnh tranh. Bởi chỉ số này cung cấp thông tin về cách thức ban lãnh đạo công ty sử dụng nguồn vốn sở hữu để phát triển doanh nghiệp.
  • ROE tăng trưởng bền vững theo thời gian sẽ chứng tỏ công ty phát huy tốt việc tạo giá trị cho cổ đông, biết cách tái đầu tư thu nhập, tăng năng suất, lợi nhuận. ROE giảm cũng được hiểu là ban lãnh đạo đưa ra quyết định kém hiệu quả, không sinh lời tốt.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Ý nghĩa của chỉ số ROE

3. Cách tính và sử dụng chỉ số ROE trong đầu tư chứng khoán

a. Cách tính ROE

ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu trung bình của cổ đông

hoặc tính theo cách:

ROE = Tỷ lệ tăng trưởng bền vững (SGR) / Tỷ lệ duy trì

Tỷ lệ duy trì = 1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông

Trong đó:

  • Thu nhập ròng được xác định trước khi trả cổ tức cho cổ đông phố thông và sau khi trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi và khoản lãi vay. Dữ liệu này được trích trực tiếp từ báo cáo thu nhập của công ty.
  • Vốn chủ sở hữu bình quân của cổ đông chính là kết quả tính cộng vốn chủ sở hữu ở đầu kỳ kế toán. Đầu và cuối kỳ phải trùng với khoảng thời gian mà doanh nghiệp có được thu nhập ròng. Dữ liệu này có ở bảng cân đối kế toán.

b. Sử dụng ROE trong đầu tư chứng khoán

Chỉ báo ROE là một trong những dấu hiệu mà nhà đầu tư cần quan tâm khi quyết định sở hữu một mã cổ phiếu nào đó. Bởi ROE khi đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ được nhà đầu tư như sau:

Thông qua việc lấy ROE nhân với tỷ lệ duy trì của công ty nhà đầu tư sẽ dễ dàng tính được tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp đó.

  • Trường hợp hai công ty có chỉ số ROE giống nhau nhưng tỷ lệ duy trì khác nhau thì SGR sẽ khác nhau
  • Trường hợp một cổ phiếu đang tăng trưởng với tốc độ chậm so với SGR có khả năng mã cổ phiếu này đang bị định giá thấp hoặc thị trường đang quan tâm đến các vấn đề về rủi ro và lợi nhuận.

Đã có rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường dựa vào chỉ số ROE để chọn ra mã cổ phiếu yêu thích cho mình để đầu tư. Các công ty có ROE âm hoặc cao bất thường sẽ được coi là một dấu hiệu cảnh báo và cần lưu ý, nghiên cứu.

Cách tính và sử dụng ROE trong đầu tư chứng khoán
Cách tính và sử dụng ROE trong đầu tư chứng khoán

c. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều ngành nghề kinh kinh doanh và mỗi lĩnh vực sẽ có mức ROE trung bình tương ứng nên nhà đầu tư khó sử dụng ROE của công ty trong lĩnh vực lợi ích cộng đồng, so sánh với mức trung bình của các doanh nghiệp thuộc ngành xuất nhập khẩu.

  • Nguyên tắc: Nhà đầu tưu nên tập trung vào tổ chức có ROE bằng hoặ cao hơn mức trung bình với lĩnh vực công ty đang hoạt động
  • Nhà đầu tư cũng cần coi tỷ suất lợi nhuận trên vốn hóa chủ sở hữu đạt ở gần mức trung bình dài hạn của S&P 500. 14% sẽ là tỷ lệ có thể chấp nhận được, còn thấp hơn 10% là tỷ lệ kém.

III. Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE trong chứng khoán

  • ROE là tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cùng mức rủi ro cơ cấu tài sản. Bởi vậy, ROA là chỉ số cũng rất quan trọng nhưng không được đánh giá cao bằng chỉ số ROE.
  • Mối quan hệ giữa ROA và ROE là hệ số vay nợ, nợ càng ít càng tốt. Trong trường hợp tỷ lệ giữa nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1 sẽ là con số lý tưởng.
  • Với tiêu chuẩn quốc tế thì nếu một công ty có ROE lớn hơn 15% điều này thể hiện công ty đó đủ năng lực tài chính. Và chỉ số ROA sẽ lớn hơn 7.5%
  • Bên cạnh đó, để đánh giá được tình hình công ty chính xác nhất thì không nên xét một năm riêng lẻ. Nhà đầu tư cần xét ít nhất 3 năm. Trường hợp doanh nghiệp duy trì ROE >10% và kéo dài được ít nhất trong 3 năm thì doanh nghiệp đó là tốt.
  • ROA > 7.5% và duy trì được trong 3 năm thì doanh nghiệp tốt.
Mối quan hệ giữa ROA và ROE
Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Với chia sẻ bài viết trên chúng tôi hỗ trợ nhà đầu tư hiểu được về ROA và ROE là gì? Cách tính và sử dụng đồng thời hiểu được mối quan hệ giữa ROA và ROE. Tuy nhiên đến với thị trường đầu tư chứng khoán nhà đầu tư nến trang bị thật nhiều kiến thức và kinh nghiệm để có thể đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán,  Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,.. …Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.com hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *