Niêm yết chứng khoán là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về niêm yết chứng khoán, công ty niêm yết

Niêm yết chứng khoán là khái niệm cơ bản và không còn xa lạ với nhà đầu tư khi tới thị trường chứng khoán. Niêm yết chứng khoán chính là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về niêm yết chứng khoán cùng tham khảo tại bài viết dưới đây của chúng tôi.

I. Giới thiệu niêm yết chứng khoán là gì?

1. Niêm yết chứng khoán là gì?

Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán. Niêm yết chứng khoán là công bố chứng khoán đủ tiêu chuẩn được tiền dịch tại thị trường giao dịch tập trung và có tên gọi trong Tiếng Anh là Listing of Securities.

Đây là quá trình mà Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán với điều kiện công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra.

Khái niệm Niêm yết chứng khoán là gì
Khái niệm Niêm yết chứng khoán là gì?

Niêm yết chứng khoán bao gồm:

  • Niêm yết tên công ty phát hành
  • Niêm yết giá chứng khoán

2. Phân loại niêm yết chứng khoán

Niêm yết chứng khoán được chia thành các loại chính đó là:

  • Niêm yết lần đầu (Initial Listing): Niêm yết lần đầu đây là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết.
  • Niêm yết bổ sung (Additional Listing): Đó chính là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác nhau sáp nhập, chi trả cổ tức và thực hiện các trái quyền, thực hiện các trái phiếu chuyển đối thành cổ phiếu.
  • Thay đổi niêm yết (Change Listing) : Đó là sự thay đổi niêm yết phát sinh khi một công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá và tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình.
  • Niêm yết lại (Relisting): Đây là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tực niêm yết trở lại các chứng khoán mà trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết bởi các lí do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết.
Phân loại các niêm yết chứng khoán chính
Phân loại các niêm yết chứng khoán chính
  • Niêm yết toàn phần (Dual Listing & Partial Listing): Niêm yết toàn phần đó là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài.
  • Niêm yết từng phần: Đó là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành trước đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết.

Điểm lưu ý cho nhà đầu tư đó là với niêm yết từng phần sẽ thường diễn ra ở công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị trường sẽ do các nhà đầu tư cá nhân nằm giữ được niêm yết, phần nắm giữ của Chính phủ được tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết.

3. Công ty niêm yết là gì?

Công ty niêm yết là công ty công cộng mà sau khi đăng ký, cổ phiếu của công ty sẽ được mua bán công khai trên sàn giao dịch chứng khoán. Sau khi trở thành công ty niêm yết, công ty này sẽ chịu sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Các công ty niêm yết thu hút được vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước bởi chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ cơ quan nhà nước cùng với sự công khai, minh bạch các thông tin về cổ phiếu. 

Tuy nhiên, theo quy định của Luật Chứng Khoán 2019 tại khoản 1 Điều 15 thì để trở thành công ty niêm yết cần đáp ứng được các điều kiện quy định sau: 

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. 
  • Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán. 
  • Cần có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua. 
  • Tối thiểu sẽ là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phỉa là cổ đông lớn. Trong trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.

4. Mục đích và lợi ích của việc niêm yết chứng khoán

a. Mục đích của việc niêm yết chứng khoán

  • Khi niêm yết chứng khoán sẽ thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, rồi từ đó đưa ra được qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin và đảm bảo tính trung thực, công khai, công bằng.
  • Việc niêm yết sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin về các tổ chức phát hành
  • Với mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng với thị trường chứng khoán bằng việc đưa ra cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch.
  • Thực hiện niêm yết giúp cho việc xác định giá chứng khoán được một cách công bằng trên thị trường đấu giá bởi qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán.
Niêm yết chứng khoán và các mục đích ưu việt
Niêm yết chứng khoán và các mục đích ưu việt

b. Lợi ích của việc niêm yết chứng khoán

Khi chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán sẽ có lợi ích nhất định với các bên liên quan cụ thể dưới đây:

+ Lợi ích đối với tổ chức phát hành:

  • Nâng cao được uy tín của tổ chức phát hành. Việc có chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán đã cho thấy nâng cao uy tín của các tổ chức trong giới kinh doanh và tăng độ tín nhiệm với nhà đầu tư với tổ chức phát hành.
  • Đẩy nhanh được tính thanh khoản cho chứng khoán. Tại sở giao dịch chứng khoán đó là nơi chứng khoán được giao dịch nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. Từ đó tạo cho chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán có thêm khả năng chuyển nhượng dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn các chứng khoán không được niêm yết.
  • Niêm yết chứng khóa giúp cho các tổ chức phát hành xác định chính xác giá thị trường của chứng khoán. Bởi chứng khoán niêm yết được mua bán thường xuyên trên thị trường. Trên cơ sở quan hệ cung cầu về chứng khoán tại sở giao dịch và các bên liên quan từ đó xác định được giá thị trường.
  • Tổ chức phát hành được hưởng ưu đãi về thuế. Đây là một trong những biện pháp mà các quốc giá đang sử dụng để khuyến khích các tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán để phát triển thị trường chứng khoán.

+ Lợi ích với sở giao dịch chứng khoán:

  • Khi càng nhiều chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán sẽ làm tăng thêm uy tín của Sở giao dịch. Và càng nhiều chứng khoán niêm yết và giao dịch tại sở sẽ làm cho khối lượng giao dịch tăng lên và nguồn thu từ số phí mà sở giao dịch chứng khoán cũng tăng lên.

+ Lợi ích với nhà nước đó là:

  • Bất kỳ quốc nào, Việt Nam cũng vậy luôn hướng tới việc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khoán. Chính việc niêm yết chứng khoán giúp cho việc công khai, minh bạch hóa thị trường chứng khoán được thực hiện tốt hơn.
Các lợi ích hữu ích của việc niêm yết chứng khoán
Các lợi ích hữu ích của việc niêm yết chứng khoán

+ Lợi ích với các nhà đầu tư đó là:

  • Với những cổ phiếu của các tổ chức phát hành chuẩn bị được niêm yết, vừa mới được phép niêm yết, thường được các nhà đầu tư tìm mua với niềm tin vào sự tăng giá cũng như triển vọng của tổ chức phát hành. Chính việc này giúp nhà đầu tư có thêm một loại chứng khoán triển vọng tốt để lựa chọn và đầu tư.

Đó là những mục đích và lợi ích của việc niêm yết chứng khoán, qua đây có thể việc niêm yết rất cần thiết và quan trọng giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn và đầu tư.

5. Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán

Các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán ở các quốc gia được quy định khác nhau và căn cứ vào điều kiện mỗi nước. Chỉ có những tổ chức phát hành thỏa mãn các tiêu chuẩn thì chứng khoán mới được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán.

Tại mỗi sở giao dịch chứng khoán quản lí việc niêm yết trên cơ sở đặt ra các tiêu chuẩn niêm yết cụ thể và trong khuôn khổ pháp luật để thực hiện mục tiêu này. Các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán cụ thể đó là:

+ Thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn

Pháp luật có đưa ra quy định tiêu chuẩn niêm yết “Sàn” với các nước có thị trường chứng khoán phát triển và có nhiều sở giao dịch chứng khoán tồn tại. Các sở giao dịch, sở giao dịch chứng khoán được quyền ban hành các tiêu chuẩn bằng hoặc cao hơn để được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán đó.

Khi đưa ra qui định “Tiêu chuẩn sàn” để nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Việc cho phép các sở giao dịch chứng khoán đặt ra các tiêu chuẩn niêm yết cao hơn mức “Sàn” để nhằm tạo quyền tự chủ cho sở giao dịch chứng khoán trong việc lựa chọn chứng khoán chất lượng cao để chấp nhận niêm yết và giao dịch tại đó.

Tiêu chuẩn của niêm yết chứng khoán
Tiêu chuẩn của niêm yết chứng khoán

+ Mức độ đối với tiêu chuẩn

Điều kiện kinh tế và mức độ phát triển ở mỗi quốc gia sẽ giúp cho việc đưa ra tiêu chuẩn để được niêm yết tại từng sở giao dịch chứng khoán khác nhau. Tiêu chuẩn niêm yết ở sở giao dịch chứng khoán với các nước phát triển cao hơn tiêu chuẩn các nước đang phát triển hoặc nền kinh tế chậm phát triển.

Có thể thấy mức độ tiêu chuẩn niêm yết có thể ngày càng cao hơn theo đà phát triển kinh tế và mức độ phát triển thị trường chứng khoán. Tiêu chuẩn niêm yết được chia thành hai loại đó là:

  • Tiêu chuẩn định lượng: Đó là những tiêu chuẩn có thể dùng các đơn vị đo lường xác định được.
  • Tiêu chuẩn định tính: Đó là những tiêu chuẩn không phải tiêu chuẩn định lượng.

6. Quy trình niêm yết chứng khoán

Các bước quy trình niêm yết cụ thể dưới đây:

Bước 1: Nộp đầy đủ thông tin, hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán

Bước 2: Sở giao dịch chứng khoán bắt đầu thẩm định đầu tư

Bước 3: Nộp đơn xin phép niêm yết chính thức lên Sở giao dịch chứng khoán (30 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ)

Bước 4: Sở giao dịch chứng khoán tiến hành kiểm tra niêm yết

Bước 5: Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận hoặc từ chối niêm yết

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục để đưa chứng khoán vào giao dịch tại thị trường.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327- Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. 2 công cụ này là sản phầm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Sử dụng Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận cao
Sử dụng Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận cao

II. Giá niêm yết chứng khoán

1. Giá niêm yết chứng khoán là gì?

Giá niêm yết chứng khoán là mức giá chào mua cao nhất và mức giá chào bán thấp nhất được công khai trên thị tường giao dịch tập trung để các nhà đầu tư giao dịch thực hiện hoạt động mua và bán chứng khoán.

Giá niêm yết là giá gần đây nhất mà một khoản đầu tư (hoặc bất kì loại tài sản nào khác) đã được giao dịch. Giá niêm yết đại diện cho mức giá gần đây nhất mà người mua và ngườn bán có thể đồng ý.

Giá niêm yết chứng khoán là gì?
Giá niêm yết chứng khoán là gì?

Giá niêm yết của các khoản đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và các công cụ phái sinh thay đổi liên tục trong ngày khi các sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến thị trường tài chính và giá trị cảm nhận của các khoản đầu tư khác nhau.

2. Đặc điểm của giá niêm yết chứng khoán

  • Giá niêm yết của cổ phiếu sẽ được hiển thị trên các bảng thông tin điện tử, hiển thị thông tin cập nhập từng phút về giá giao dịch và khối lượng giao dịch. Nhà đầu tư sẽ thấy hầu hết các sàn giao dịch lớn, giờ giao dịch từ 9:30 đến 4:00 chiều.
  • Giá niêm yết của cổ phiếu được nhiều bên liên quan theo dõi bao gồm: quản lý công ty, nhóm quan hệ đầu tư, nhà đầu tư lớn và nhà đầu tư bán lẻ. Điều đặc biệt, các nhà đầu tư giao dịch liên tục theo dõi và dự đoán giá niêm yết của một chứng khoán để đặt mua cho các nhà đầu tư hoặc tài khoản của chính họ.
  • Tại bảng thông tin sẽ thể hiện cho thấy tên cổ phiếu (được biểu thị bằng kí hiệu cổ phiếu gồm 3 hoặc 4 chữ cái – VD: AAPL hoặc TGT). Ngoài ra tại đó có số lượng cổ phiếu được giao dịch, giá mà chúng giao dịch ( ở dạng thập phân) và sự thay đổi tăng hoặc giảm của giá niêm yết so với giá niêm yết cuối cùng, mức độ thay đổi giá.

III. Giá chứng khoán là gì?

Đến với thị trường chứng khoán có nhiều khái niệm cơ bản nhà đầu tư cần biết. Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu về giá chứng khoán đó chính là Thị Giá. Thị Giá là giá trị mua bán được thực hiện thông qua các giao dịch trên thị trường.

Thị giá cổ phiếu hay trong tiếng anh còn được gọi là “Stock price”. Đây là giá trị mua bán cổ phiếu được thực hiện thông qua các giao dịch trên thị trường. Trong thị trường chứng khoán, giá trị khớp lệnh của một cổ phiếu ở thời điểm cụ thể sẽ được hiểu là thị của cổ phiếu tại thời điểm đó.

Hiểu một cách đơn giản hơn thị giá cổ phiếu là giá tiền người mua phải trả để mua một loại cổ phiếu ở một thời điểm cụ thể. Thị giá cổ phiếu có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị sổ sách của cổ phiếu. Tuy nhiên dễ bị biến động theo nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

Giá chứng khoán - Thị giá cổ phiếu là gì?
Giá chứng khoán – Thị giá cổ phiếu là gì?

Nhà đầu tư cần lưu ý và phân biệt thị giá cổ phiếu với giá trị thực, giá trị cổ phiếu trong sổ sách của công ty phát hành. Giá sổ sách là giá trị được tính toán dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho lượng cổ phiếu đang lưu hành. Đặc biệt, giá trị này không thay đổi trong suốt một kỳ kế toán.

IV. Hủy niêm yết chứng khoán

1. Hủy niêm yết chứng khoán là gì?

Hủy niêm yết chứng khoán là việc loại bỏ mã chứng khoán đã được niêm yết ra khỏi sàn giao dịch. Hủy niêm yết chứng khoán là chấm dứt hợp đồng của một mã tại sở giao dịch chứng khoán.

Sau một thời gian hoạt động, nếu cổ phiếu không đáp ứng các điều kiện, yêu cầu của sàn giao dịch thì mã chứng khoán đó sẽ bị hủy niêm yết. Đối với hoạt động hủy niêm yết chứng khoán sẽ diễn ra khá phổ biến, được rà soát định kỳ, liên tục.

Hủy niêm yết chứng khoán là gì
Hủy niêm yết chứng khoán là gì?

2. Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán

Hiện tại có 2 hình thức để hủy niêm yết cụ thể dưới đây:

  • Hình thức hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc: Đó là mã chứng khoán bắt buộc hủy niêm yết trên sàn và sở giao dịch, những chứng khoán bắt buộc bị hủy do không đáp ứng đầy đủ các quy định, quy tắc cho việc niêm yết chứng khoán. Như vậy, khi các công ty không đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu do một sàn giao dịch đặt ra thì sẽ bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc. Có thể do vi phạm về luật chứng khoán hoặc không hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên,…..
  • Hình thức hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện: Đó là mã chứng khoán của doanh nghiệp, tổ chức sẽ tự nguyện đề nghị hủy trên sàn. Hay đó chính là cách thức hủy niêm yết chứng khoán khi tổ chức niêm yết đưa ra đề nghị hủy bỏ niêm yết trên sàn chứng khoán.

3. Các quy định về hủy niêm yết chứng khoán

Đối với việc hủy niêm yết chứng khoán nhà đầu tư cần nắm được một số thông tin liên quan đến quy định ở Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã đưa ra về điều kiện hủy niêm yết chứng khoán. Cụ thể như sau:

a. Các trường hợp bị hủy bỏ niêm yết chứng khoán

Theo quy định, Khoản 1, Điều 60, Nghị Định 58 quy định, chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong trường hợp cụ thể sau đây:

  • Tổ chức niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán không đáp ứng được các điều kiện niêm yết
  • Tổ chức niêm yết chứng khoán ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên
  • Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành
  • Cổ phiếu đó không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong 12 tháng
  • Trong 3 năm liên tục kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.
  • Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể hoặc phá sản, quỹ đầu tư chứng khoán chấm dứt hoạt động.
  • Trái phiếu niêm yết hoặc trái phiếu đến thời gian đáo hạn được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn.
  • Báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết không được chấp nhận hoặc bị từ chối cho ý kiến bởi tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiếm toán.
  • Tổ chức được chấp thuận niêm yết không tiến hành các thủ tục niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian 03 tháng kể từ ngày được chấp thuận niêm yết.
  • Báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp tổ chức niêm yết vi phạm vì nộp chậm.
  • Khi ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện ra tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết hoặc hồ sơ niêm yết chứa đựng thông tin sai lệnh nghiêm trọng có ảnh hưởng tới quyết định của các nhà đầu tư.
  • Khi tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét thấy phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Và điểm nữa tại khoản 2, Điều 60 cũng có nêu chứng khoán có thể hủy bỏ niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết.
Quy định và một số điều cơ bản cần biết về hủy niêm yết
Quy định và một số điều cơ bản cần biết về hủy niêm yết

b. Một số điều kiện hủy niêm yết chứng khoán

Theo quy định và căn cứ vào Điểm A, Khoản 2, Điều 60, Nghị Định 58 thì chứng khoán hủy niêm yết khi tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết phải có 2 điều kiện sau:

  • Tổ chức niêm yết chỉ được hủy niêm yết chứng khoán khi Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn nhất chấp thuận hủy niêm yết.
  • Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết thì tổ chức niêm yết không được đề nghị hủy niêm yết.

Trên đây là đầy đủ các thông tin về khái niệm về niêm yết chứng khoán, giá chứng khoán và hủy niêm yết . Hy vọng các nhà đầu tư đọc tham khảo và nắm được rõ về nội dung này để thuận lợi trong quá trình tìm hiểu về niêm yết chứng khoán trên các sàn giao dịch.

Nhà đầu tư tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán, Robot chứng khoán,….Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *