Gộp cổ phiếu là gì? Tác động của tách, gộp cổ phiếu trong chứng khoán?

Hiện nay, cổ phiếu đang được xem như một loại bằng chứng quan trọng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh cổ phiếu. Gộp cổ phiếu, tách cổ phiếu là một trong số đó. Vậy Gộp cổ phiếu là gì? Tách cổ phiếu là gì? cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây. 

1. Gộp cổ phiếu là gì?

Gộp cổ phiếu đó là việc làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay giá trị thị trường công ty tại thời điển gộp cổ phiếu. Tùy theo mục đích của mỗi công ty và tình hình thị trường mà công ty có thể tiến hành gộp, tách cổ phiếu. Việc gộp, tách cổ phiếu sẽ thường được quy định trong điều lệ công ty và do Đại Hội Cổ Đông quyết định.

Trên thực tế thì thường Đại hội cổ đông sẽ thông qua chủ trương và ủy quyền cho Hội Đồng Quản Trị lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành việc gộp và tách chứng khoán. Hiểu theo một cách đơn giản gộp cổ phiếu là một hành động của công ty, hợp nhất các cổ phiếu hiện có thành ít cổ phiếu hơn và có giá trị hơn. Quá trình này sẽ làm cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường mở cửa công ty giảm và đó sẽ là báo hiệu công ty đang gặp khó khăn. 

Gộp cổ phiếu là gì?
Gộp cổ phiếu là gì?

Gộp cổ phiếu còn được viết trong Tiếng Anh đó là Stock Consolidation, Stock Merge, Share Rollback hoặc Reverse Stock Split.

Hành động của công ty cụ thể đó là: 

+ Hành động của công ty là gì? 

  • Hành động của công ty đó là bất kì hoạt động nào mang lại sự thay đổi quan trọng cho một tổ chức và có tác động đến các bên liên quan, gồm cả các cổ đông, cả cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. 

+ Đặc trưng của hành động của công ty được thể hiện: 

  • Thường các hoạt động của công ty được phê duyệt bởi Ban giám đốc của công ty, các cổ đông cũng được phép bỏ phiếu trong một số sự kiện quan trọng của công ty. Và khi một công ty đại chúng ban hành hành động của công ty thì những quyết sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chứng khoán do công ty đó phát hành. 
  • Hành động của công ty có thể bao gồm các vấn đề tài chính cấp bách, phá sản hoặc thanh lí, hoặc những vấn đề như thay đổi tên hoặc kí hiệu giao dịch, trường hợp này công ty phải cập nhập số nhận dạng được cấp cho chứng khoán. 

+ Các chính sách cổ tức, chia tách cổ phiếu, sáp nhập, mua lại là tất cả những ví dụ cho hành động của công ty.

Hành động của công ty có thể bắt buộc hoặc tự nguyện và các hành động bắt buộc của công ty sẽ được tự động áp dụng cho các khoản đầu tư có liên quan trong khi các hành động tự nguyện cần đòi hỏi phải có sự đồng ý của các nhà đầu tư hay chính là cổ đông của công ty. 

+ Việc chia tách cổ phiếu hay mua lại và thay đổi tên công ty đó là những ví dụ cụ thể chi tiết về các hành động bắt buộc của công ty. Hình thức chào mua công khai, phát hành cổ phiếu để trả cổ tức hay phát hành quyền mua cổ phiếu đều là các ví dụ về các hành động tự nguyện của công ty. 

+ Mọi hành động của công ty đều cần được sự chấp thuận của các cổ đông thường sẽ được liệt kê trong tuyên bố ủy quyền của công ty và được đệ trình trước các cuộc họp thường niên. Hành động của công ty cũng có thể sẽ được thông qua trong các loại hồ sơ cụ thể cho các sự kiện quan trọng. 

+ Thực hiện gộp còn được để xuất bởi các ban quản trị công ty và đây là hoạt động cần có sự chấp thuận của cổ đông để có thể tiến hành. 

+ Gộp cổ phiếu thường thể hiện kết quả của việc cổ phiếu đã mất khá nhiều giá trị và điều này có thể khiến công ty chịu thêm áp lực bán mới. Tuy nhiên, gộp cổ phiếu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị của công ty. 

+ Khi có sự thay đổi tương ứng trong giá cổ phiếu thì điều này đang thể hiện thực tế là công ty đã không tạo ra bất kỳ giá trị thực nào. Giá trị tổng thể của công ty sẽ được biểu hiện bằng vốn hóa trên thị trường trước và sau khi gộp cổ phiếu là không đổi. 

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ giúp cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Tải APP Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác
Tải APP Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác

2. Công ty gộp cổ phiếu bởi các lý do nào?

  • Giá cổ phiếu có thể đã giảm xuống mức thấp kỉ lục và điều này đã khiến cho giá cổ phiếu trở nên dễ tổn thương hơn trước áp lực thị trường hoặc có thể không đạt được các tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán. Việc này khiến cho cổ phiếu khó được mua và bán hơn nên các công ty lựa chọn gộp cổ phiếu để duy trì giá ở mức cao hơn. 
  • Công ty cũng duy trì giá cổ phiếu cao hơn qua việc gộp chia cổ phiếu vì các chủ thể có thể là các nhà đầu tư tổ chức và quỹ tương hỗ có chính sách không nắm giữ vị thế tại một cổ phiếu có giá thấp hơn một mức giá trị tổi thiểu nào đó. 
  • Đối với việc cổ phiếu công ty không đủ điều kiện để mua bởi các chủ thể là các nhà đầu tư có quy mô lớn thì sẽ làm mất đi tính thanh khoản và uy tín của công ty. 
  • Ngoài ra, các công ty nếu muốn tự nhân hóa cũng có thể giảm số lượng cổ đông thông qua việc gộp cổ phiếu. 
Giá cổ phiếu có thể đã giảm là lý do khiến các công ty tiến hành thực hiện gộp chứng khoán
Giá cổ phiếu có thể đã giảm là lý do khiến các công ty tiến hành thực hiện gộp chứng khoán

3. Tác động khi gộp cổ phiếu

  • Một số trường hợp khi thực hiện gộp sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu hiện đang lưu hành và mệnh giá cổ phiếu sẽ tăng lên tương ứng với tỉ lệ gộp. 
  • Khi thực hiện gộp thì mục đích đó là làm cho cổ phiếu đó có giá trị hơn trên thị trường và qua đó làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu. Nên đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thường sẽ ít xảy ra việc gộp. 
  • Việc thực hiện gộp cổ phiếu hay chính là  giảm lượng cổ phiếu, tăng mệnh giá, thị giá được xem như đó là thủ thuật toán học và không làm thay đổi một yếu tố tài chính nào. Chính từ những thủ thuật này đã giúp cổ phiếu đạt được mức giá hợp lý và dễ dàng hơn trong việc mua bán trên thị trường, thu hút nhiều sự chú ý của dư luận trước các thời điểm tăng vốn hoặc đạt được một tiêu chuẩn niêm yết nào đó. 
  • Gộp cổ phiếu có tác động 2 mặt đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đây nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này. 
  • Đối với các nhà đầu tư “lướt sóng” thì sẽ có cách nhìn nhận vào việc gộp giống như một tín hiệu để cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp đang bị sa sút và cần tăng cường bán ra hơn là thực hiện mua vào và khiến cho giá cổ phiếu giảm. 
Một số tác động chính khi thực hiện gộp
Một số tác động chính khi thực hiện gộp

4. Tác động khi tách cổ phiếu 

Tách cổ phiếu là gì? Đó làm sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỉ lệ tách nên giá cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm tương ứng và giao dịch sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. 

Thực hiện tách cổ phiếu là thường sẽ thực hiện khi giá cổ phiếu trên thị trường tăng quá cao và làm cho các giao dịch khó thực hiện, điều này sẽ làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu. 

Nên khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là rất cần thiết để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu và sau khi tách giá cổ phiếu thì thường có xu hướng tăng lên. 

Chia tách cổ phiếu làm số cổ phiếu lưu hành tăng lên
Chia tách cổ phiếu làm số cổ phiếu lưu hành tăng lên

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện tách cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng lên và làm tăng số lượng cổ đông của công ty, qua đó sẽ góp phần làm hạn chế các khả năng công ty bị thâu tóm. 

Trên đây, là những kiến thức cơ bản về gộp, tách cổ phiếu và các tác động của tách, gộp cổ phiếu trong chứng khoán. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên nhà đầu tư hiểu thêm về các thuật ngữ quan trọng trước khi tham gia thực hiện đầu tư và từ đó có cho mình những chiến lược đầu tư cụ thể để đem về lợi nhuận cao. 

Nhà đầu tư tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán, Robot chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *