Giá cổ phiếu là gì? Các phương pháp định giá chứng khoán hiệu quả?

Tham gia thị trường chứng khoán nhà đầu tư cần hiểu về các thuật ngữ liên quan đến cổ phiếu. Giá cổ phiếu là một trong thông tin quan trọng và cần liên tục cập nhập, theo dõi các biến động thường xuyên hàng ngày để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Vậy giá cổ phiếu là gì? Các phương pháp định giá chứng khoán để đầu tư hiệu quả và sinh lời. 

1. Tổng quan về giá cổ phiếu?

a. Giá cổ phiếu là gì?

Giá cổ phiếu là mức giá của cổ phiếu tại thời điểm nhất định, hay được hiểu đó chính là số tiền mà nhà đầu tư cần bỏ ra để mua một đơn vị cổ phiếu tại thời điểm hiện tại đang giao dịch trên thị trường. 

Giá cổ phiếu được coi là dữ liệu quan trọng để đánh giá doanh nghiệp có nên đầu tư, rót vốn vào hay không? và giá cổ phiếu cũng thể hiện tình hình kinh tế của các đơn vị phát hành. Từ giá cổ phiếu các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch mua bán để nắm bắt cơ hội sinh lời, tạo ra lợi nhuận. 

Giá cổ phiếu luôn có sự biến động và theo nhiều yếu tố khác nhau như: Nhu cầu thị trường, tin tức về doanh nghiệp, năng lực hoạt động kinh doanh của công ty, tình hình kinh tế thị trường hay yếu tố chính trị,…

Giá cổ phiếu là gì? Giá chứng khoán là gì?
Giá cổ phiếu là gì? Giá chứng khoán là gì?

b. Giá trị thực của cổ phiếu 

Để có những quyết định trong đầu tư thị trường nhà đầu tư cần xem xét đến giá trị thực của cổ phiếu để có những nhận định chính xác có nên rót vốn đầu tư không? Bởi giá trên thị trường hiện tại không phải lúc nào cũng phản ánh đúng và chính xác giá trị thực của nó và trong một số trường hợp giá của cổ phiếu sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn. 

Khi nhà đầu tư xác định đúng giá trị thực của cổ phiếu thì từ đó sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc nên mua loại nào tiềm năng, với mức giá nào hợp lý để đem về lợi nhuận cao. Giá trị thực của cổ phiếu sẽ được xác định bởi các yếu tố đó là: 

  • Các chỉ số chứng khoán như: P/E, P/B, PES,…
  • Thu nhập, lãi/lỗ ròng của doanh nghiệp
  • Các báo cáo tài chính công ty 
  • Doanh số bán hàng
  • Doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh

c. Thị giá cổ phiếu là gì?

Thị giá cổ phiếu là giá trị mua bán cổ phiếu được thực hiện thông qua các giao dịch trên thị trường. Trong thị trường chứng khoán, giá trị khớp lệnh của một cổ phiếu ở thời điểm cụ thể được hiểu là thị giá của cổ phiếu tại thời điểm đó. 

  • Thị giá cổ phiếu có thể có trường hợp bằng, thấp hoặc cao hơn giá trị sổ sách và mệnh giá của cổ phiếu
  • Thị giá cổ phiếu cũng có nhiều biến động theo thời gian và phụ thuộc vào các tác động như: tình hình kinh tế vĩ mô, sự tăng trưởng hoặc suy thoái của công ty cổ phần, lãi suất thị trường, tình hình chính trị,…
  • Lợi tức của cổ phiếu thường không cố định, sẽ phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được từ công ty cổ phần, và dựa vào chính sách chi trẻ cổ tức của công ty đó, nên đây là loại chứng khoán có độ rủi ro cao. 

Từ những đặc điểm của thị giá cổ phiếu có thể thấy đó là nguyên nhân khiến cho giá cổ phiếu trên thị trường biến động mạnh hơn so với các loại chứng khoán khác. 

Khái niệm cơ bản về thị giá cổ phiếu và giá trị thực của cổ phiếu
Khái niệm cơ bản về thị giá cổ phiếu và giá trị thực của cổ phiếu

d. Điểm khác biệt giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp

Giá cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp là 2 khái niệm hoàn toàn khác biệt nhau nhà đầu tư cần hiểu rõ về điểm khác biệt của 2 khái khái niệm này để có những quyết định giao dịch đúng đắn. 

  • Giá cổ phiếu thường sẽ chịu tác động của quy luật cung cầu hay số lượng cổ phiếu được giao dịch trên sàn. Trong trường hợp số lượng người mua cao hơn cổ phiếu có mặt trên sàn thì giá sẽ cao hơn. Trường hợp nhu cầu mua ít nhưng số lượng cổ phiếu cao thì làm giá giảm. 
  • Giá trị doanh nghiệp thì không chịu ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường. Giá trị cốt lõi (tình hình tài chính, lợi nhuận, doanh thu….) tăng thì khi đó giá trị doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên và ngược lại. 

Trong thị trường đầu tư, các nhà đầu tư ngắn hạn thường tập trung vào giá chứng khoán, cổ phiếu trên thị trường hiện tại để đưa ra các quyết định giao dịch. Hình thức đầu tư dài hạn thì nhà đầu tư sẽ thường tập trung vào giá thị trường doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không?

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán

Nhà đầu tư cần biết đến, tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến giá để từ đó có những cái nhìn tổng quan hơn về giá trị cổ phiếu và giảm thiểu những rủi ro trong quá trình giao dịch đầu tư. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng: 

a. Nền kinh tế và thị trường

Nền kinh tế và thị trường là 2 yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bởi khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng sẽ đem đến môi trường thuận lợi để giúp cho các doanh nghiệp phát triển từ đó tăng giá cổ phiếu , lợi nhuận tăng trưởng sẽ chia cho các nhà đầu tư. 

Ở trường hợp khác, đối với nền kinh tế khi đã bị thu hẹp, khủng hoảng biến động điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, giảm lợi nhuận, giảm cổ tức và giá cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Biến động giá cổ phiếu thường cao hơn và tiềm ảnh nhiều rủi ro khi nền kinh tế gặp khủng hoảng. Xu hướng của các nhà đầu tư dịch chuyển mua cổ phiếu sang trái phiếu cũng làm cho giá giảm sâu.

Quy luật cung cầu và nền kinh tể thị trường là hai trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu
Quy luật cung cầu và nền kinh tể thị trường là hai trong bốn yếu tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu

b. Quy luật về cung cầu

Các doanh nghiệp có xu hướng làm ăn phát triển thì nhu cầu của các nhà đầu tư mua cổ phiếu với kỳ vọng thu lại lợi nhuận cao. Ở trường hợp nếu doanh nghiệp làm ăn không tốt thì xu hướng xu thoái, điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, cổ phiếu khi này bán ra với số lượng lớn sẽ khiến giá giảm mạnh và mang lại ít lợi nhuận hơn. Qua đây có thể thấy cổ phiếu cũng bị chi phối bởi quy luật cung cầu và ảnh hưởng đến mức giá. 

Rất dễ hiểu khi các công ty có vốn hóa lớn, tập đoàn có quy mô thì sẽ thu hút nhiều quỹ và nhiều nhà đầu tư lớn rót vốn vào. Như vậy sẽ đẩy giá chứng khoán trên thị trường đầu tư lên cao, ít khả năng sinh lời gấp đôi, gấp ba. 

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số lượng cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ thấp, sẽ có tiềm năng giá mạnh mẽ và đem về lợi nhuận cao.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành có ảnh hưởng rất lớn đến giá của cổ phiếu. Bởi một công ty hiệu quả kinh doanh tốt đang phát triển thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, cổ tức cho các nhà đầu tư. Nếu hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả, dễ thua lỗ thì sẽ tiềm ẩn các rủi ro của nhà đầu tư bị mất dần. 

Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ thường dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đánh giá giá trị thực của cổ phiếu và có kế hoạch đầu tư.

d. Tâm lý nhà đầu tư và các thông tin truyền thông

Thông tin truyền thông là yếu tố ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu bởi khi các chuyên gia tài chính khi dự đoán về tình hình tài chính, thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty điều này sẽ khiến cho giá cổ phiếu biến động theo hướng tốt hoặc xấu. 

Hầu hết tâm lý nhà đầu tư đều là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bán, giao dịch. Trong một số trường hợp nhà đầu tư  thấy thông tin doanh nghiệp thua lỗ, mất lòng tin dẫn đến bán tháo điều này khiến cho giá của cổ phiếu giảm mạnh. 

Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán tại VPS nhập mã giới thiệu hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được chúng tôi hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi khi đầu tư và gia tăng lợi nhuận đầu tư. 

App Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cho nhà đầu tư
App Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cho nhà đầu tư

3. Các phương pháp định giá chứng khoán hiệu quả

Định giá cổ phiếu là gì? Định giá cổ phiếu là một trong các kỹ năng quan trọng khi đầu tư cổ phiếu. Sau khi định giá, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định mua nếu giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực và có thể thực hiện bán nếu giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực. Đó là nguyên lý cơ bản cho việc lời lãi khi đầu tư và mua bán cổ phiếu. 

Tuy nhiên cũng trong một số trường hợp các nhà đầu tư không thể bán cổ phiếu với mức giá cao hơn hoặc bằng giá trị thực và đó gọi không thể thanh khoản. 

Mỗi công ty, mỗi loại hình doanh nghiệp, nội lực doanh nghiệp, mỗi chu kỳ kinh doanh,… đều có một giá trị khác nhau. Hiện tại, không có một công thức chung hay quy định nào có thể định giá được mọi công ty. Dưới đây, là các cách định giá phổ biến và hiệu quả:

a. Định giá theo chiết khấu dòng tiền

Công thức để định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền đó là: 

PV = FV / (1+r)^n

Trong đó: 

  • r  đó là suất chiết khấu, n là số năm đầu tư
  • PV đó là viết tắt của Present Value: Giá trị thực tại của cổ phiếu

Giá trị nội tại của doanh nghiệp thường được xác định bởi dòng tiền ra và dòng tiền vào của nó. Nên nhà đầu tư có thể dựa vào đây để phần nào xác định được giá của cổ phiếu doanh nghiệp. 

Công thức này thường được các nhà đầu tư mới sử dụng bởi đó là phương pháp định giá cơ bản và phổ biến nhất. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn thường ít sử dụng công thức này bởi công thức này chỉ mang tính chung chung, chưa thể hiện được chính xác giá trị thực của cổ phiếu. 

b. Định giá theo phương pháp chiết khấu cổ tức

Chiếu khấu cổ tức hay tỷ suất cổ tức đó là tỷ lệ cổ tức trả bằng tiền mặt so với giá của cổ phiếu. Công thức tính đó là: 

Chiếu khấu cổ tức = Cổ tức bằng tiền / Thị giá

Các nhà đầu tư khi nghe nói về một loại cổ phiếu nào đó trả cổ tức là 20%/năm thì nhà đầu tư nên hiểu đó chính là họ trả cổ tức bằng 20% so với giá trị thực (mệnh giá) của cổ phiếu. 

Phương pháp định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức là phương pháp định giá cơ bản và được các nhà đầu tư mới áp dụng khi chưa có nhiều kinh nghiệm.

c. Định giá bằng phương pháp P/B

Chỉ số P/B phù hợp trong việc định giá của các công ty có tài sản mang tính thanh khoản cao như các công ty đầu tư, công ty tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ. Theo một số chuyên gia đầu tư thì phương pháp định giá này không có hữu hiệu đối với công ty có sức tăng trưởng mạnh. 

Công thức tính của phương pháp định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B đó là: 

P/B = Giá cổ phiếu thị trường / Thư giá của 1 cổ phiếu

Chỉ số P/B được tính bằng cách phân tích cổ phiếu hiện tại sẽ gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B

d. Định giá với phương pháp P/E

Chỉ số P/E hay chính là PER và là chỉ số được tính bằng số năm nhà đầu tư hòa vốn trong quá trình đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp (với lợi nhuận không đổi). 

Công thức tính định giá của cổ phiếu theo chỉ số P/E đó là: 

P/E = Giá thị trường / EPS

Trong đó: 

  • P là giá thị trường tại thời điểm giao dịch. P – Market Price
  • EPS là lợi nhuận ròng của một cổ phiếu. EPS – Earning Per Share

Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu được tính theo công thức đó là: 

EPS = (Lợi nhuận sau khi trừ thuế – Cổ tức của cổ phiếu với mức ưu đãi)  / Tổng số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành

Chỉ số P/E là thể hiện con số nhà đầu tư trả bao nhiêu tiền cho một đồng lợi nhuận. Trường hợp chỉ số P/E thấp, cổ phiếu đang bị định giá thấp có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề trong tài chính. Trường hợp chỉ số P/E cao thể hiện triển vọng tương lai công ty tốt, lợi nhuận ít nhưng mang lại tính chất tạm thời. Từ chỉ số này nhà đầu tư có thể làm căn cứ để đưa ra quyết định trong việc mua, bán cổ phiếu. 

Chỉ số P/E trong chứng khoán
Chỉ số P/E trong chứng khoán

e. Định giá theo phương pháp PEG

Chỉ số PEG là công thức tối ưu hơn công thức P/E. Chỉ số PEG thể hiện bản chất động của doanh nghiệp được định giá. Cụ thể công thức tính đó là: 

PEG = PE / G 

Trong đó: 

  • PE đó là chính là chỉ số P/E 
  • G là tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu (%)

Từ công thức ta có thể thấy: Khi chỉ số PEG của cổ phiếu bằng 1 thì giá cổ phiếu bằng giá trị thực. Trường hợp nếu chỉ số PEG > 1 thể hiện giá cổ phiếu hiện hành lớn hơn giá trị thực. Trường hợp chỉ số PEG < 1 đó là khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá trị thực. 

Trường hợp chỉ số PEG âm thì chỉ số G âm. Điều này thể hiện doanh nghiệp định giá chưa ổn định và đang gặp nhiều khó khăn tạm thời. Khi G âm, không nên xét G ở hiện tại mà nên xét G dài hạn từ 3-10 năm sau. 

f. Định giá với phương pháp P/S 

Định giá theo phương pháp P/S thường được các nhà đầu tư sử dụng đối với các doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ hoặc doanh nghiệp có lợi nhuận năm không ổn định. Công thức tính cụ thể đó là: 

P/S = Giá cổ phiếu / Doanh thu mỗi cổ phần

Chỉ số P/S hiện nay đã được một số website của các sàn chứng khoán, công ty chứng khoán tính sẵn cho nhà đầu tư sử dụng và có đính kèm bên cạnh thông tin từng loại cổ phiếu. Khi sử dụng theo phương pháp này nhà đầu tư rất tiện lợi trong quá trình mua bán và đầu tư cổ phiếu. 

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P?S là một trong những phương pháp xác định cổ phiếu cơ bản, phương pháp thể hiện nền tảng của một số công thức định giá chuyê sâu khác.

Chỉ số P/S và định giá cổ phiếu
Chỉ số P/S và định giá cổ phiếu

g. Định giá kết hợp cổ tức và tốc độ tăng trưởng

Đây là công thức được áp dụng bởi 2 nhà đầu tư đó là Peter Lynch & John Neff. Công thưc đã có nhiều thành công trong việc đầu tư cổ phiếu. Cụ thể công thức đó là: 

(R+G) / PE > 1.5 

Trong đó: 

  • R đó là tỷ suất cổ tức (%) 
  • G đó là tốc độ tăng trưởng dài hạn (%) 
  • PE đó là chỉ số P/E của cổ phiếu 

Khi sử dụng công thức này nhà đầu tư đánh giá được giá cá nhân của mình về một mã cổ phiếu bất kỳ và từ đó nhận định được mức độ rủi ro hoặc lợi nhuận nếu nắm giữ mã cổ phiếu này trong thời gian dài. 

Trên đây là các phương pháp định giá nhà đầu tư nên tham khảo và có lựa chọn cho từng công thức phù hợp khi định giá về một loại cổ phiếu bất kỳ.

4. Hướng dẫn cách xem bảng giá cổ phiếu

Nhà đầu tư khi tham gia thị trường ngoài việc hiểu về giá chứng khoán, phương pháp định giá, thì cần biết cách xem bảng giá cổ phiếu để cập nhập giá thị trường và có những quyết định đầu tư đúng. Dưới đây là chia sẻ về cách xem bảng giá hiệu quả 

+ Nhà đầu tư có thể xem giá cổ phiếu trực tiếp tại các sàn giao dịch, phần mềm giao dịch trực tuyến (ứng dụng điện thoại/website) hoặc thực hiện truy cập và phần mềm giao dịch chứng khoán tại các công ty môi giới đã đăng ký. 

 Nhà đầu tư nhập mã CK của các công ty phát hành cổ phiếu trong trường “Nhập mã chứng khoán” để tìm ra kết quả. Khi này, màn hình sẽ hiển thị ra các dữ liệu sau: 

  • Giá tham chiếu (Giá TC): Màu vàng thể hiện mức giá đóng cửa phiên gia dịch gần nhất trước đó
  • Giá trần: Màu tím đó là mức cao nhất có thể đặt mua
  • Giá sàn: Màu xanh lam đó là mức giá thấp nhất có thể đặt mua
  • Cột KL – Tổng khối lượng: Thể hiện khối lượng đã được giao dịch trong ngày. Từ khối lượng cổ phiếu đã giao dịch nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ thanh khoản của loại hình cổ phiếu đó.
  • Cột “Giá” cần chú ý đến các cột “giá cao nhất”, “giá thấp nhất”, “giá TB”
  • Cột “Dư mua/Dư bán” mô tả số lượng cổ phiếu đang chờ khớp. 
Cách xem bảng giá của cổ phiếu đơn giản
Cách xem bảng giá của cổ phiếu đơn giản

Qua đây, có thể thấy giá cổ phiếu là yếu tố quan trọng nhà đầu tư cần biết khi chọn đầu tư chứng khoán. Bài viết trên là những chia sẻ về thông tin giá chứng khoán là gì? cách định giá cổ phiếu, giá trị thực để nhà đầu tư đánh giá cơ hội đầu tư sinh lời và từ đó có những quyết định phù hợp.

Hy vọng với những chia sẻ trên giúp nhà đầu tư hiểu về giá chứng khoán,cổ phiếu, cách định giá của cổ phiếu từ đó có những chiến lược đầu tư hiệu quả đem về lợi nhuận. 

Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *