P/B trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa chỉ số P/B trong chọn cổ phiếu?

Tham gia thị trường chứng khoán nhà đầu tư không còn xa lạ với các chỉ số tài chính. Một trong số đó là chỉ số P/B – đây là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư xác định được giá cổ phiếu mục tiêu đang được định giá ở mức cao hay thấp so với giá thực tế. Vậy chi tiết về chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? Chi tiết cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

1. P/B trong chứng khoán là gì?

P/B trong chứng khoán là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị số sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này sẽ được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quỹ gần nhất của cổ phiếu đó. Chỉ số P/B viết tắt trong Tiếng Anh của Price to Book Value Ratio hay còn được gọi là hệ số P/B hoặc tỷ số P/B. Đây là chỉ số quan trọng được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực tài chính từ ngân hàng đến chứng khoán.

Chỉ số P/B chứng khoán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, các ngành nghề kinh doanh, độ an toàn về mặt tài chính và các điều kiện về kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suát, GNP, GDP,…

Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? P/B cổ phiếu là gì?
Chỉ số P/B trong chứng khoán là gì? P/B cổ phiếu là gì?

Có thể thấy, chỉ số P/B trong chứng khoán thể hiện rõ tỷ lệ số giữa giá cổ phiếu gấp bao nhiêu so với tài sản ròng của doanh nghiệp. Với kết quả chỉ số này P/B được nhà đầu tư dùng để phân tích đoán  định giá cổ phiếu xem thấp hay cao hơn giá trị thực của nó. Để từ đó có những quyết định trong đầu tư phù hợp.

2. Đặc điểm và ưu nhược điểm của chỉ số  P/B chứng khoán

P/B chứng khoán được sử dụng trong việc định giá cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bởi đây tài sản của các công ty và dễ dàng quy đổi ra tiền, sát với giá trị của thị trường nên chỉ số P/B gần như phản ánh đúng giá trị của công ty. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có một số ưu nhược điểm đó là:

+ Ưu điểm:

  • Chỉ số P/B có thể dùng để đánh giá các doanh nghiệp đang thua lỗ bởi tỷ số P/B luôn dương
  • Chỉ số P/B có mức độ ổn định tốt hơn chỉ số EPS rất nhiều. Bởi trong cùng một điều kiện biến động, EPS biến động lớn thì khả năng quan sát và đánh giá khá khó. Nhưng với P/B thì dễ dàng hơn và đem lại khả năng phán đoán một cách chính xác hơn.
  • Chỉ số P/B thể hiện tính hiệu quả cao nhất khi được sử dụng trong phân tích, đánh giá các doanh nghiệp với khối tài sản lớn và tính thanh khoản cao như ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư,….
Ưu điểm và nhược điểm của P/B trong cổ phiếu đó là
Ưu điểm và nhược điểm của P/B trong cổ phiếu đó là

+ Nhược điểm:

  • Chỉ số P/B chỉ dựa được trên các tài sản hữu hình, còn đối với các tài sản khác như thương hiệu, tài sản trí tuệ hay bằng sáng chế,… thì không được ghi nhận. Nên như vậy làm ảnh hưởng lớn tới việc phân tích các doanh nghiệp có lợi nhuận ròng gia tăng nhờ vào các yếu tố thương hiệu hay tài sản trí tuệ. Đây là điểm nhà đầu tư cần lưu ý và sử dụng các chỉ số khác để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Các giá trị được ghi trên sổ của loại cổ phiếu nhất định, không thể phản ánh đúng được giá trị hiện tại của cổ phiếu đó. Nên thường các thông tin giá trị này được ghi số với thời gian cách vài năm. Bởi vậy, nhà đầu tư cần để ý nên kết hợp chỉ số P/B cùng với một số phương pháp phân tích khác để có quyết định mua hoặc bán.
  • Nguyên tắc kế toán có sản phẩm và tài sản ảo thì chỉ số có thể “ảo”
  • Các công ty đang trong đà tăng trưởng nhanh, phân tích bằng chỉ số này sẽ không đạt được phán đoán chính xác và hiệu quả.

3. Ý nghĩa của chỉ số P/B

Chỉ số P/B có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư trên thị trường chúng khoán cụ thể đó là:

  • Chỉ số P/B sẽ giúp nhà đầu tư biết được giá cổ phiếu cao hay thấp hơn giá trị ghi sổ tại các daonh nghiệp bao nhiêu lần.
  • Với trường hợp chỉ số P/B cao điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng nhiều vào cổ phiếu này, công ty có thể kinh doanh tốt trong tương lai. Bởi vậy, nếu nhà đầu luôn sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn giá trị ghi sổ của doanh nghiệp để sở hữu nó.
Chỉ số P/B có ý nghĩa quan trọng trong cổ phiếu
Chỉ số P/B có ý nghĩa quan trọng trong cổ phiếu
  • Khi trường hợp chỉ số P/B thấp thì điều này thể hiện cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không có mấy khả quan. Nên các nhà đầu tư chỉ có thể bỏ ra mức vốn thấp để mua cổ phiếu.
  • Hoặc trường hợp công ty đang trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng thì tình hình kinh doanh sẽ ngày càng tăng lên và khiến giá trị ghi sổ cũng sẽ tăng. Bởi vậy, trong trường hợp này cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực. Và đây được coi là cơ hội giúp các nhà đầu tư mua và thu lại lợi nhuận trong tương lai.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. 

APP Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao
APP Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao

4. Cách tính của chỉ số P/B chứng khoán

Công thức tính chỉ số P/B như sau: 

Công thức tính chỉ số P/B chứng khoán
Công thức tính chỉ số P/B chứng khoán

Trong đó ta có: 

Giá trị ghi sổ trên 1 cổ phiếu = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ) / Số lượng cổ phiếu lưu hành

P = Price = Market Price: Giá trị thị trường tại thời điểm giao dịch

B = Book value: Giá trị số sách cổ phiếu 

Tỉ lệ P/B phản ánh giá trị cổ phiếu trên thị trường đang cao hay thấp hơn bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp.

Kết quả tỷ lệ P/B phản ảnh giá trị cổ phiếu trên thị trường đang cao hay thấp hơn bao nhiêu lần so với giá trị ghi sổ của doanh nghiệp. Cụ thể đó là:

  • Khi chỉ số P/B ở mức cao

Chỉ số thể hiện cho nhà đầu tư đang kỳ vọng vào tương lai của cổ phiếu nên sẽ sẵn sàng chi trả một số tiền coa hơn giá trị số sách của doanh nghiệp.

Khi chỉ số P/B trong chứng khoán cao có thể là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững, hoặc tài sản của doanh nghiệp tuy ít nhưng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận, hay cũng có thể là do doanh nghiệp có giá trị tài sản vô hình khá lớn.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến các khoản nợ của doanh nghiệp. Bởi nếu nợ phải trả quá lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp đang lạm dụng vào đòn bẩy tài chính để làm giảm giá trị sổ sách xuống mức thấp và dẫn tới chỉ số P/B chứng khoán cao. Tuy nhiên, việc giữ các khoản vay nợ ở mức cao cũng sẽ có thể mang lại các rủi ro cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa khi chỉ số P/B ở mức cao và thấp
Ý nghĩa khi chỉ số P/B ở mức cao và thấp
  • Khi chỉ số P/B mức thấp

Chỉ số thấp thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không mấy khả quan và họ chỉ muốn chi trả mức thấp hơn cả giá trị số sách để mua cổ phiếu.

Trường hợp chỉ số thấp hơn 1 thì đây có thể là thị trường đang cho rằng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó đang bị thổi phồng quá mức. Và nhà đầu tư không nên đầu tư vào cổ phiếu vì giá trị tài sản này sẽ giảm về đúng giá trị thật của nó.

5. Chỉ số P/B trong chứng khoán bao nhiêu là hợp lý

Hiện tại không có con số xác định được chỉ số P/B chứng khoán đang tốt hay xấu bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lợi nhuận, tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế thị trường hiện tại như lạm phát, GDP bình quân một quốc gia.

Bên cạnh đó, theo phân tích và phán đoán của các nhà đầu tư lâu năm thì ở một số trường hợp sau thì chỉ số P/B là hợp lý:

  • Khi công ty đang ở mức độ tăng trưởng cao thì chỉ số P/B chứng khoán càng cao càng tốt
  • Công ty có ngành nghề kinh doanh thiên về chất lượng thì chỉ số P/B không cần quá cao chỉ cần ở trên mức 1.
  • Ngoài ra, với công ty xăng dầu, khả năng biến động thị trường lớn thì P/B chứng khoán cao nên tránh xa.
Chỉ số P/B trong cổ phiếu bao nhiêu là hợp lý
Chỉ số P/B trong cổ phiếu bao nhiêu là hợp lý

Theo mức đánh giá  chung thì khi chỉ số P/B chứng khoán càng cao, khả năng đầu tư rủi ro càng lớn và tỷ lệ P/B trong chứng khoán thấp thì sẽ an toàn hơn rất nhiều.

Với các nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường nên chọn những cổ phiếu, chứng khoán có P/B chứng khoán thấp để tránh rủi ro lớn khi đầu tư. Chỉ số P/B ở mức độ 0,7 – 1,5 là bình thường. Đây là mức hợp lý.

6. Mối quan hệ chỉ số P/B và ROE

Doanh nghiệp có ROE càng cao thì P/B càng lớn. Hay có thể nói tỷ lệ P/B chứng khoán và ROE có mối tương quan với nhau.

Nhìn vào công thức tính chỉ số P/B và ROE ta thấy điều này.

P/B = Giá thị trường trên một cổ phiếu/Vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu.

ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu

Có thể thấy, khi cả P/B chứng khoán và ROE đều được dùng để đánh giá cổ phiêu từ hai mặt khác nhau nhưng cả hai đều có điểm chung đó là ảnh hưởng bởi giá trị của vốn chủ sở hữu.

Mối quan hệ tương đồng giữa chỉ số P/B và ROE trong chứng khoán
Mối quan hệ tương đồng giữa chỉ số P/B và ROE trong chứng khoán

Nếu trong trường hợp ROE thấp nhưng chỉ số P/B trong chứng khoán cao thì điều đó thể hiện cổ phiếu doanh nghiệp đang được định giá quá cao và ngược lại. Khi P/B thấp với ROE cao thì thể hiện cổ phiếu bị định giá thấp.

Khi ROE cao thì có thể cổ phiếu của doanh nghiệp này cũng có tiềm năng để thu về lợi nhuận tốt nên nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn giá trị sổ sách để có được cổ phiếu đó. Nên P/B của doanh nghiệp sẽ cao lên.

Qua đây, có thể thấy nhà đầu tư nên phân tích kỹ các số liệu của cả chỉ số P/B chứng khoán và ROE của doanh nghiệp qua các năm để từ đó có cái nhìn tổng quan để đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý.

7. So sánh hai chỉ số P/E và P/B chứng khoán

Chỉ số P/B chứng khoán Chỉ số P/E
Đây là chỉ số dùng để đánh giá cả doanh nghiệp có tài sản mang tính thanh khoản cao và lợi nhuận không ổn định như các doanh nghiệp: ngân hàng, tài chính, bất động sản,…

Chỉ số P/B khó đánh giá hơn bởi cần xác định giá trị thực cua từng loại tìa sản trong bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra có thể đánh giá được các doanh nghiệp đang gặp thua lỗ và kể cả khi chỉ số EPS bị biến động âm.

 Chỉ số P/E – Đây là chỉ số để đánh giá các doanh nghiệp có mức lợi nhuận tương đối là ổn định và ít biến động như các doanh nghiệp về sản xuất,…

Chỉ số P/E dễ đánh giá hơn bởi mức độ sai lệnh số liệu khá ít và chủ yếu là xem xét về dòng tiền kinh doanh để chứng thực được nguồn thu được từ hoạt động kinh doanh.

Chỉ số P/E không thể đánh giá khi các doanh nghiệp gặp thua lỗ làm EPS rơi xuống âm.

Qua những chia sẻ trên có thể thấy để có được kết quả đánh giá tổi ưu nhất và đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá trình tham gia đầu tư thì nhà đầu tư nên vận dụng chỉ số P/B trong chứng khoán kết hợp với các chỉ số tài chính khác để xem kỹ về các yếu tố lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh,…. từ đó đưa ra được chiến lược phù hợp.

Trên đây, là những kiến thức về chỉ số P/B chứng khoán là gì?, P/B cổ phiếu, Ý nghĩa chỉ số P/B trong chọn cổ phiếu. Hy vọng qua thông tin này nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ số P/B trong thị trường chứng khoán. Từ đó có những lựa chọn và chiến lược đầu tư.

Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chusg tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *