[5 CHI TIẾT] Chỉ báo OBV là gì? Ứng dụng chỉ báo OBV trong chứng khoán

Chỉ báo OBV là một loại chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật. Nhà đầu tư thường sử dụng dòng chảy khối lượng này để dự đoán những thay đổi trong giá cổ phiếu. Vậy chỉ báo OBV là gì? Công thức tính, cách cài đặt và ý nghĩa của chỉ báo trong chứng khoán như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết.

1. Chỉ báo OBV là gì?

Chỉ báo OBV là viết tắt của On Balance Volume và là chỉ báo khối lượng cân bằng hỗ trợ nhà đầu tư đo lực mua và lực bán của một chứng khoán theo thời gian. Chỉ báo này theo dõi sự tăng, giảm của khồi lượng giao dịch cổ phiếu trong các phiên để dự đoán những thay đổi trong xu hướng giá.

Theo một cách hiểu đơn giản thì chỉ báo OBV là chỉ báo khối lượng cân bằng, chỉ báo hỗ trợ đánh giá lực mua và bán của cổ phiếu trong giai đoạn nhất định. Sự tăng giảm khối lượng giao dịch là công cụ để dự đoán xu hướng sắp tới của cổ phiếu.

Chỉ báo khối lượng cân bằng này được nghiên cứu bởi nhà phân tích kỹ thuật Joseph Granville (20/8/1023 – 07/09/2013). Chỉ báo này được ông đưa vào cuốn sách “Granville’s New Key to Stock Market Profits” và xuất bản vào năm 1963.

Chỉ báo OBV là gì?
Chỉ báo OBV là gì?

Tác giả của chỉ báo tin rằng khối lượng là yếu tố quan trọng phản ánh thị trường nên đã thiết kế ra chỉ số OBV với mục đích đoán định về xu hướng của cổ phiếu, dự đoán được đưa ra dựa trên sự tăng và giảm về khối lượng giao dịch. Khối lượng giao dịch tăng mạnh thì cổ phiếu không thể đi ngang chỉ có thể tăng hoặc giảm.

2. Ý nghĩa của chỉ báo OBV trong chứng khoán

Chỉ báo khối lượng cân bằng OBV có ý nghĩa rất quan trọng trong chứng khoán bởi chỉ số này có thể xác định xu hướng giá và xác định phân kỳ.Với Mục đích chính để giao dịch cổ phiếu nên việc xác định xu hướng giá và phân kỳ rất cần thiết.

  • Xác định xu hướng: Nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng thị trường và xem xét sự biến động giá cả kết hợp với khối lượng giao dịch.
  • Đo lường được sức mạnh xu hướng: Trên biểu đồ giá, OBV sẽ thể hiện sự tích lũy của khối lượng giao dịch. OBV tăng đại diện cho lực mua mạnh hơn lực bán, khối lượng giao dịch tăng đột ngột, dự báo xu hướng tăng giá tăng lại gần.
  • Xác định điểm đảo chiều: OBV giảm, lực bán đang áp đảo và khối lượng giao dịch giảm, điều này có thể khiến đổ vỡ mức hỗ trợ ngắn hạn và thiết lập mức đáy mới.
  • Xác nhận xu hướng giá: OBV sử dụng khối lượng giao dịch để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu.

Nhà đầu có thể chưa biết: Khi mở tài khoản chứng khoán tại VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích chứng khoán Dchart. Đay là hai sản phẩm phân tích hỗ trợ nhà đầu tư nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu ro khi đầu tư chứng khoán. Tải trên IOSANDROID.

Đầu tư chứng khoán phái sinh không thể bỏ qua Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phái sinh Dchart là 2 công cụ hỗ trợ điểm Long/Short chính xác cực cao và hiệu quả
Đầu tư chứng khoán phái sinh không thể bỏ qua Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phái sinh Dchart là 2 công cụ hỗ trợ điểm Long/Short chính xác cực cao và hiệu quả

3. Công thức tính chỉ báo OBV

Công thức tính chỉ báo OBV như sau:

OBV = OBVprev + X

Các trường hợp xảy ra như sau:

  • Trường hợp 1: X = volume, if close > Closeprew

Khi mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. OBV hiện tại = OBV phiên trước đó + Khối lượng giao dịch hiện tại

  • Trường hợp 2: X = 0 if close = closeprev

Khi mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại bằng mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó. OBV hiện tại = OBV phiên trước đó

  • Trường hợp 3: X = Volume if close < Closeprew

Khi mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại thấp hơn mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó. OBV hiện tại = OBV phiên trước đó – Khối lượng giao dịch hiện tại.

Trong đó:

OBV: khối lượng cân bằng hiện tại

OBVprev: Khối lượng cân bằng trước đó

Close: Mức giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại

Closeprev: Mức giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó

Volume: Mức khối lượng giao dịch phiên hiện tại

Với công thức tính trên có thể thấy chỉ báo OBV dựa vào biến động giá (giá đóng cửa) và khối lượng giao dịch của cổ phiếu là hai yếu tố tạo nên giá trị của chỉ báo khối lượng cân bằng.

Công thức tính OBV
Công thức tính OBV

4. Hướng dẫn sử dụng chỉ báo OBV

Cách sử dụng chỉ báo khối lượng cân bằng OBV cụ thể như sau:

  • Trường hợp dùng OBV để xác định xu hướng giá

Trong những phiên giao dịch tăng giá thì khối lượng sẽ cao hơn những phiên giảm giá (trừ những phiên báo tháo cổ phiếu) khi đó chỉ số OBV sẽ tăng và ngược lại.

Nếu OBV trong biểu đồ giá tăng lên sẽ cho thấy lực mua chủ động cao hơn lực bán, khối lượng giao dịch tăng nhanh và giá cổ phiếu sẽ tiếp tục chu kỳ tăng

Nếu OBV giảm thì cho thấy lực bán chủ động đang chiếm ưu thế, khối lượng giảm làm cho giá cổ phiếu có thể phá các hỗ trợ ngắn hạn và xác lập đáy.

Như vậy OBV dựa vào sự tăng giảm khối lượng giao dịch để xác nhận xu hướng giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu và chỉ báo khối lượng cân bằng tiếp tục tăng sẽ là tín hiệu tốt cho thấy chu kỳ tăng vẫn đang tiếp diễn.

Cách theo dõi chỉ báo OBV để xác định xu hướng giá
Cách theo dõi chỉ báo OBV để xác định xu hướng giá
  • Trường hợp dùng OBV để xác định phân kỳ

OBV được dùng với mục đích xác định phân kỳ cổ phiếu khi hướng đi của nến giá và chỉ báo khối lượng cân bằng ngược lại thì hiện tượng phân kỳ đang diễn ra.

Nếu OBV bắt đầu giảm và cho ra đường dốc xuống, nhưng nếu giá tăng theo chiều dốc lên thì đây là hiện tượng báo hiệu chu kỳ tăng của cổ phiếu đang dần yếu đi khi các yếu tố về khối lượng giao dịch không còn “ủng hộ”

Nếu OBV bắt đầu tăng trong khi nến giá vẫn ở xu hướng giảm xuống, hiện tượng phân kỳ xảy ra nhưng lại ở chiều tích cực. Chỉ báo OBV tăng lên sẽ nói lên sự yếu dần của xu hướng giá giảm và chuẩn bị một xu hướng tăng giá sắp tới.

5. Các bước cài đặt chỉ báo OBV

Có nhiều cách để nhà đầu tư cài đặt chỉ báo khối lượng cân bằng OBV dưới đây là các bước cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: 

  • Bước 1: Mở phần mềm MT4, Tiếp theo chọn mục Insert -> Indicators ->Volumes -> On Balance Volume
  • Bước 2: Cài đặt OBV

Tại mục Parameters: Phần Style để chọn màu sắc và độ dày của OBV

Tại mục Visualization: Tại đây chứa toàn bộ khung thời gian mà nhà đầu tư muốn chọn phân tích. Hệ thống để mặc định chọn toàn bộ khung thời gian để chèn chỉ bảo, Trường hợp nhà đầu tư không muốn dùng có thể chọn và định khung thời gian cho riêng mình. 

Các bước cài đặt chỉ báo OBV
Các bước cài đặt chỉ báo OBV

Như vậy với những chia sẻ trên nhà đầu tư hiểu hơn về chỉ báo OBV trong chứng khoán là gì?. Chỉ báo khối lượng cân bằng này thích hợp cho nhà đầu tư xác định xu hướng giá cổ phiếu cho các giao dịch dài hạn. Hy vọng với thông tin hữu ích của bài viết sẽ hỗ trợ nhà đầu tư hiểu thêm về một chỉ bảo kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán từ đó có chiến lược sử dụng hiệu quả, đúng đắn. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, phần mềm chứng khoán, Youtube chứng khoán,  Robot chứng khoán phái sinh,,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *