Tự doanh chứng khoán là gì? Tự doanh chứng khoán là một trong những nghiệp vụ của công ty chứng khoán ở trên thị trường. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán hoạt động dựa theo việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về Tự doanh chứng khoán tại bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ cụ thể để nhà đầu tư tham khảo.
I. Tổng quan về Tự doanh chứng khoán
1. Tự doanh chứng khoán là gì?
Tự doanh chứng khoán chính là một trong những nghiệp vụ của công ty chứng khoán ở trên thị trường. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là công ty chứng khoán tự mua lại hoặc bán đi chứng khoán cho chính mình. Khi thực hiện tự doanh mục đích quan trọng nhất đối với Công ty chứng khoán tất yếu đó là thu lợi cho chính mình.
Tuy nhiên, nếu mua hoặc bán chứng khoán vì sửa lỗi sau khi giao dịch và mua hoặc bán cổ phiếu quỹ. Đây là 2 trường hợp không được xem là tự doanh chứng khoán. Cũng Theo khoản 30 Điều 4 Luật chứng khoán giải thích: Tự doanh chứng khán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.
Với tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường, nên các công ty chứng khoán đều có những lợi thế nhất định khi tiến hành tự doanh chứng khoán như: Công ty chứng khoán có thể dự đoán diễn biến của thị trường, nắm bắt được xu thế giao dịch, có các nhân viên đại diện sàn, bởi vậy họ sẽ biết thông tin đầy đủ về quan hệ cung cầu với từng mã chứng khoán và không phải nghĩ đến phí giao dịch khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán.
Khi hoạt động tự doanh của mỗi công ty chứng khoán có khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn luôn được coi là hoạt động giao dịch của một nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp có những tác động nhất định tới giá cả của thị trường. Nhờ đó, công ty chứng khoán có thể thông qua hoạt động tự doanh sẽ góp phần rất lớn đến việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường.
Đến đây, nhà đầu tư có thể hiểu Tự doanh chứng khoán là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận từ chênh lệnh giá chứng khoán. Hay nói cách khác, tự doanh chứng khoán là hoạt động mua đi bán lại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá (mua thấp, bán cao).
Để thực hiện hoạt động tự doanh các công ty chứng khoán được thực hiện ở Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC. Tại Sở giao dịch chứng khoán hoạt động mua bán này được tiến hành như hoạt động của nhà đầu tư thông thường.
Tại thị trường OTC hoạt động tự doanh có thể được thực hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, thông qua hoạt động tạo thị trường hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động.
2. Đặc điểm của tự doanh chứng khoán?
Nhà đầu tư cần biết về các đặc điểm của tự doanh? Để từ đó có thêm kiến thức khi thực hiện tự doanh chứng khoán. Cụ thể đặc điểm đó là:
- Những cán bộ khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu và có khả năng phân tích tốt để đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả cho công việc.
- Công ty thực hiện mua bán chứng khoán dưới danh nghĩa là nhà đầu tư hoặc khách hàng.
- Doanh thu của nghiệp vụ tự doanh từ hoa hồng và phí lợi nhuận 100% từ hoạt động đầu tư.
- Với quy mô đầu tư của nghiệp tự doanh chứng khoán của các công ty rất lớn, đa dạng và phong phú, hướng tới nhiều thị trường và ngành nghề khác nhau. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán mang tính chất đầu cơ, thực hiện trên nhiều công cụ phái sinh khác nhau với các khoản đầu tư phức tạp. .
3. Mục đích tự doanh chứng khoán?
Khi các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh chứng khoán mục đích của hoat động tự doanh là thu chênh giá chứng khoán cho chính mình. Và phạm vi kinh doanh bị phụ thuộc, nguồn vốn, mức dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán.
Chứng khoán được coi là công cụ tài chính có chức năng thanh khoản cao, khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, nên hoạt động tự doanh chứng khoán tại các công ty chứng khoán có các mục đích cụ thể sau:
- Kinh doanh đầu tư
Khi tham gia đầu tư chứng khoán sẽ đem đến cho các công ty chứng khoán một khoản lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán như cổ tức, trái tức, lợi tức cổ phần quỹ đầu tư,…. và chênh lệnh giá.
Ngược lại, khi thị trường thị giá bị giảm thì các khoản lãi khó được bù đắp được phần mất giá. Nên các công ty chứng khoán cần rất thận trọng trong việc hoạch định chiến lược đầu tư và đầu cơ chứng khoán.
- Kinh doanh góp vốn
Việc mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi hay kèm quyền chuyển đổi, các công ty chứng khoán đầu tư vào các CTCP và trở thành cổ đông. Bởi vậy, nên các công ty chứng khoán cần thực hiện đúng và tuân thủ các quy định pháp lý đối với các cổ đông lớn, hạn mức được phép đầu tư hùn vốn vào một CTCP.
Song để mở rộng phạm vi kinh doanh cho các công ty chứng khoán, pháp luật có thể quy định về thời hạn tối thiểu đối với người sở hữu được quyền là cổ đông từ 6 tháng trở lên.
- Can thiệp bảo vệ giá
Khi giá chứng khoán bị biến động bất lợi do tình hình hoạt động chung của thị trường, các công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch mua bán nhằm ổn định lại thị trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tự bảo vệ mình hay khách hàng của mình khi thực hiện các đợt phát hành hay bảo lãnh phát hành.
Để làm được việc này, các công ty chứng khoán cần hợp lực với nhau để từ đó tự phát hành dưới hình thức “tổ chức bảo trợ thị giá” hay chính là lập một tập đoàn tài chính.
- Thu lợi
Bản chất, mục đích hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán là thu lợi tức và chênh lệnh giá mua vào và bán ra.
Với lợi thế về thông tin và sở trường phân tích, ngoài mục đích tích lũy chứng khoán phục vụ khách hàng, hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán thường là đầu tư chờ chênh lệnh giá hoặc thực hiện các giao dịch chênh lệch giá tại các thị trường khu vực.
Tuy nhiên, theo luật định thì chức năng và quyền hạn của công ty chứng khoán thì họ phải có một số điều kiện cơ bản để hành nghề. Đó là điều kiện về vốn hoạt động, người quản lý, nhân viên tác nghiệp, cơ sở vật chất phục vụ cho nghiệp vụ tự doanh.
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. 2 công cụ sản phẩm này giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.
4. Phương thức thực hiện tự doanh chứng khoán
Phương thức thực hiện tự doanh được thực hiện qua 2 phương thức cụ thể đó là Giao dịch trực tiếp và Giao dịch gián tiếp. Dưới đây là chi tiết:
- Giao dịch trực tiếp
Đây là các giao dịch “trao tay” giữa khách hành và công ty chứng khoán theo một giá thỏa thuận trực tiếp. Các đối tác giao dịch do các tổ chức tự “đấu mối”, đó chủ yếu là các công ty chứng khoán (có thể là cá nhân hay tổ chức). Thanh tra Nhà nước về chứng khoán là đơn vị giám sát các hoạt động này không phải là Sở (Trung Tâm).
Với thời gian giao dịch thường được thực hiện trong và ngoài giờ giao dịch của Sở (Trung Tâm) giao dịch. Chứng khoán giao dịch rất đa dạng (chủ yếu là chứng khoán không niêm yết, chứng khoán mới phát hành).
Khi các đối tác thực hiện giao dịch không có bất kỳ một loại phí nào, riêng phí thanh toán do bên thụ hưởng chịu, phí chuyển khoản chứng khoán do bên chuyển nhượng chịu. Nên Các đối tác khi giao dịch trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán và chuyển nhượng chứng khoán.
Doanh số giao dịch trực tiếp lớn hơn rất nhiều lần doanh số giao dịch trên Sở (Trung Tâm) giao dịch chiếm 85-90% doanh số giao dịch của thị trường.
- Giao dịch gián tiếp
Đây là các giao dịch mà công ty chứng khoán không thực hiện bằng giao dịch trực tiếp để đảm bảo an toàn khi giá chứng khoán có biến động và có thể vì mục đích can thiệp vào giá thị trường.
Việc thao tác thực hiện giao dịch này tương tự như thực hiện giao dịch theo ủy thác, hay có thể hiểu trên Sở (Trung Tâm) giao dịch không có sự phân biệt giao dịch theo ủy thác và giao dịch tự doanh.
Với việc thực hiện giao dịch qua Sở (trung tâm) giao dịch, nên công ty chứng khoán là đơn vị phải chịu các chi phí môi giới lập giá, chi phí thanh toán bù trừ và lưu lý chứng khoán.
II. Các loại hình tự doanh chứng khoán?
Tự doanh chứng khoán có thể chia thành 6 loại hình cụ thể như sau:
- Hoạt động đầu tư ngân quỹ: Đây là nguồn dự trữ của doanh nghiệp có thể dưới dạng tiền mặt, gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc chứng khoán ngắn, có tính thanh khoản cao, lợi nhuận cao.
- Hoạt động tự doanh chênh lệnh về giá: Với các công ty có hoạt động này sẽ là đầu tư ngắn hạn, mua với giá thấp và bán giá cao để ăn chênh lệch.
- Hoạt động đầu tư đầu cơ: Đây là công ty sẽ mua chứng khoán giá thấp với số lượng lớn rồi bán giá cao trong tương lai. Phải nói rằng đây là hình thức tiềm ẩn rủi ro khá cao.
- Hoạt động tự doanh đầu tư tự vệ: Là công ty sử dụng các công cụ phòng vệ để loại trừ rủi ro trước các hoạt động đầu tư khác.
- Hoạt động tự do thành lập thị trường: Công ty chứng khoán chấp nhận rủi ro để có chứng khoán mới, khối lượng và thị trường nhất định, tạo thị trường và niêm yết giá thường xuyên để kích thích đầu tư.
- Hoạt động tự doanh giữ quyền kiếm soát : Hoạt động này để thao túng và nắm quyền kiểm soát tổ chức phát hành nào đó. Với điều này cần công ty có tiềm lực tài chính và nhân sự có trình độ, chuyên nghiệp.
III. Quy định pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
Nhà nước có quy định pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán như sau:
- Vốn pháp định của công ty tự doanh chứng khoán:
Theo Điểm B, Khoản 1, Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định yêu cầu về vốn pháp định để doanh nghiệp được cho phép hoạt động tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng Việt Nam.
- Hoạt động tự doanh chứng khoán:
Theo điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC hoạt động tự doanh chứng khoán cần đảm bảo và đúng các quy định cụ thể sau:
- Đảm bảo tài chính để thanh toán các lệnh giao dịch
- Thực hiện các giao dịch với danh nghĩa chính phủ, không được phép mượn danh nghĩa người khác.
- Lưu ý khi mua, bán chứng khoán do sửa lỗi giao dịch hoặc mua, bán cổ phiếu của chính công ty chứng khoán thì 2 trường hợp này không được xem là tự doanh chứng khoán.
- Ưu tiên các giao dịch của nhà đầu tư
- Cần thông báo cho nhà đầu tư biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận đó.
- Trường hợp giao dịch của nhà đầu tư ảnh hướng đến giá loại chứng khoán đó, công ty không được mua bán trước hoặc tiết lộ cho bên thứ 3.
- Khi nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn, công ty không được mua/bán cùng loại chứng khoán mà giá bằng hoặc tốt hơn mức khách đưa ra.
Đây là các quy định về hoạt động tự doanh nhà đầu tư cần lưu ý và thực hiện đúng theo quy định đã đưa ra. Dưới đây là quy định tài khoản tự doanh chứng khoán.
- Tài khoản tự doanh chứng khoán: Theo thông tư 120/2020/TT-BTC cụ thể như sau:
“Công ty chứng khoán có hoạt động nghiệp vụ tự doanh và là thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam(VNX) chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch chứng khoán tự doanh duy nhất tại chính công ty”.
Điểm lưu ý cho nhà đầu tư Riêng với HoSE và HNX quy định với lệnh tự doanh của công ty chứng khoán trong nước có ký hiệu là P, để phân biệt với lệnh của nhà đầu tư cá nhân và tổ khác.
IV. Quy trình tự doanh chứng khoán?
Hoạt động tự doanh được các công ty môi giới tự thực hiện theo chiễn lược cũng như cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Hiện tại, không có quy định bắt buộc nào về quy trình hoạt động tự doanh, tuy nhiên các công ty đều thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán riêng
Mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng và xác định cụ thể chiến lược đầu tư chủ động/thủ động hay bán chủ động, và lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư phù hợp.
- Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư
Các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm cơ hội tại các thị trường phát hành hoặc lưu thông, thị trường đã niêm yết hoặc chưa niêm yết. Khai thác tìm kiếm những cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp của mình.
- Bước 3: Phân tích, đánh giá tiềm năng cơ hội đầu tư
Đây là nhiệm vụ cần thiết của bộ phận tự doanh với các chuyên gia tài chính, phân tích thị trường, đánh giá cơ hội sinh lời, điều tiết thị trường,…Sau phân tích rồi đưa ra kết luận về mã chứng khoán, khối lượng, giá cả đầu tư.
- Bước 4: Thực hiện giao dịch đầu tư
Đây là yêu cầu các hoạt động giao dịch tuân thủ đúng quy định của pháp luật về nghiệp vụ tự doanh. Thực hiện các giao dịch đầu tư đúng theo quy định của pháp luật.
- Bước 5: Quản lý hoạt động đầu tư và thu hồi vốn
Tại bộ phận tự doanh sẽ phải theo dõi biến động thị trường, quản lý nguồn vốn đã đầu tư, tìm kiếm cơ hội mới, đánh giá các yếu tố nhận biết dấu hiệu để quyết định giữ lại hay bán đi. Cần quản lý đầu tư và thu hồi vốn và khám phá các cơ hội đầu tư.
Trên đây, là chi tiết về tự doanh chứng khoán là gì? và những điều cần biết về tự doanh chứng khoán. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp nhà đầu tư hiểu và có thêm kiến thức về tự doanh chứng khoán.
Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như : Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán, Robot chứng khoán,…. Hãy truy cập websire: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.