[3 Tips] Tìm hiểu về Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?

Hợp đồng kỳ hạnhợp đồng tương lai là 2 loại hợp đồng được sử dụng nhiều trên thị trường chứng khoán và đây là 2 sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh. Cả hai đều được các nhà đầu tư sử dụng để đề phòng những rủi ro khi giam gia giao dịch, Chi tiết cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về hợp đồng kỳ hạn

a. Hợp đồng kỳ hạn là gì? Các loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến

Khái niệm hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (viết tắt là HĐKH) tên tiếng anh là forward contract và là một loại hợp đồng mua hay bán tài sản cơ sở theo một số lượng xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

Trong đó:

  • Tài sản cơ sở đó là ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán,….
  • Thời điểm để xác định trong tương lai: đó là ngày thanh toán hợp đồng hay còn gọi đó ngày đáo hạn
  • Thời gian kể từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán đó là kỳ hạn hợp đồng.
  • Mức giá áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng được gọi là giá kỳ hạn.

Các nhà đầu tư có thể sử dụng HĐKH trong việc đầu tư giá cả trong tương lai, nhưng mục đích chính của HĐ này hướng đến hạn chế tài sản cơ sở bị tác động bởi các rủi ro về giá cả hay lãi suất trong tương lai.

Tổng quan về hợp đồng kỳ hạn là gì?
Tổng quan về hợp đồng kỳ hạn là gì?

Các loại HĐKH phổ biến hiện nay?

Trên thị trường hiện này đang có 6 loại hợp đồng phổ biến đó là:

  • HĐKH cổ phiếu: Là loại HĐKH mà tài sản cơ sở trong hợp đồng là cổ phiếu.
  • HĐKH trái phiếu: Là loại HĐKH mà tài sản cơ sở trong hợp đồng là trái phiếu
  • HĐKH hàng hóa: Là loại HĐKH mà tài sản cơ sở trong hợp đồng là các loại hàng hóa thực như lúa, gạo, lúa mỳ, điều, cà phê, dầu thô,…
  • HĐ giao dịch tiền tệ kỳ hạn: Là HĐKH mà trong đó hai bên cam kết sẽ mua/bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá đã xác định vào một thời điểm đã được xác định trong tương lai.
  • HĐ lãi suất kỳ hạn: Là HĐ mà 2 bên đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán trong tương lai.
  • HĐKH không giao dịch: Là loại hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt thay vì giao nhận tài sản gốc.

Hiện tại, trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang chỉ phổ biến loại HĐKH ngoại hối với các đối tượng tham gia trong HĐKH bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty xuất khẩu, các tổ chức đầu tư tài chính để phòng ngữa rủi ro về tỷ giá.

Phân loại các HĐKH hiện nay
Phân loại các HĐKH hiện nay

b. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

HĐKH có một số đặc điểm cơ bản đó là:

  • Thời điểm ký kết hợp đồng, 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản cơ sở mà hoạt động này sẽ được thực hiện trong tương lai vào thời điểm xác định trong tương lai (ngày đáo hạn)
  • Khi đến ngày đáo hạn, các bên tham gia trong HĐ sẽ phải bắt buộc thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng. Bất kể giá trị thị trường của tài sản cở sở tại thời điểm đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với giá kỳ hạn thì 2 bên sẽ vẫn phải thực hiện việc mua bán tài sản cơ sở theo đúng mức giá đã được ấn định.
  • HĐ kỳ hạn sẽ được thỏa thuận và ký kết bởi 2 bên không qua trung gian nên vì thế 2 bên khi tham gia trong hợp đồng sẽ không cần phải trả bất kỳ khoản phí nào. 
  • Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào. Các tài sản này sẽ không cần phải được chuẩn bị về khối lượng, chất lượng hay giá trị,… 
  • HĐKH không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung mà chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.
  • Các nhà đầu tư tham gia HĐKH có thể đónbg vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một HĐKH tương tự. 
  • Không thực hiện ký quỹ
  • Tính thanh khoản của hợp đồng này thấp nên có thể dẫn đến nhiều rủi ro. 

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327- Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm hỗ trợ các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. Tải trên ứng dụng IOS, ANDROID. 

Ứng dụng Robot chứng khoán Dstock phân tích điểm mua/bán chính xác cực cao có thể tải trên nền tảng IOS, ANDROID
Ứng dụng Robot chứng khoán Dstock phân tích điểm mua/bán chính xác cực cao có thể tải trên nền tảng IOS, ANDROID

2. Tổng quan về hợp đồng tương lai

a. Hợp đồng tương lai là gì? Các khái niệm của hợp đồng tương lai

Khái niệm hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai (Futures Contract) là loại hợp đồng chuẩn hóa giữa 2 bên (mua-bán) về một giao dịch trong tương lai, với mức giá xác định tại thời điểm ký hợp đồng. 

Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra với bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm xác định trong tương lại, đồng thời bên bán đồng ý bán sản phẩm với mức giá xác định ở thời điểm hiện tại. Hợp đồng tương lai viết tắt là HĐTL. 

Đối với hàng hóa cơ sở của HĐTL sẽ là các mặt hàng truyền thống như: Lương thực, vàng, kim loại, dầu mỏ,…tuy nhiên có nhiều trường hợp, hàng hóa cơ sở có thể là: Tiền tệ, chứng khoán, các tài sản vô hình (chỉ số chứng khoán tham chiếu hay lãi suất).

Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai là gì?

Các khái niệm của hợp đồng tương lai?

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là loại hợp đồng xây dựng dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán. Tại đó, các chỉ số chứng khoán sẽ được xây dựng dựa trên các nguyên tắc thiết kế và quản lý được Ủy ban chứng khoán nhà nước phê duyệt và chấp thuận.

HĐTL chỉ số được giao dịch tập trung cùng với các điều kiện đã được chuẩn hóa và các điều kiện chuẩn hóa giao dịch HĐTL chỉ số đó là: Tài sản cơ sở, Hệ số nhân hợp đồng, Đơn vị niêm yết giá, Bướ giá, Phương thức thanh toán HĐTL chỉ số là bằng tiền. 

Ngoài ra, HĐTL có nhiều khái niệm đi kèm, lý giải cho các thuật ngữ và phương pháp giao dịch. Nhà đầu tư cần nắm rõ các khái niệm của các thuật ngữ liên quan như: 

  • Tài sản cơ sở: Là các đối tượng chính được thỏa thuận giá, giao dịch mua-bán trong hợp đồng. 
  • Ký quỹ: Khoản tiền cọc khi giao dịch chứng khoán với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán HĐ của hai bên
  • Vị thế: Trạng thái giao dịch và khối lượng tài sản cơ sở của HĐ phái sinh mà nhà đầu tư đang nắm giữ. 
  • Đóng vị thế: Là hoạt động mở một vị thế đối ứng với vị thế hiện tại đang nắm giữ
  • Giá thanh toán cuối ngày: Mức giá để tính toán giá trị lỗ hoặc lãi phái sinh trong ngày của hợp đồng
  • Giá thanh toán cuối cùng: Mức giá tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuôi cùng. Đồng thời có tác đụng tính toán giá trị lỗi hoặc lãi phái sinh trong ngày giao dịch cuối cùng. 
  • Hệ số nhân hợp đồng: Hệ số này giúp quy đổi giá trị hợp đồng thành tiền
  • Khối lượng mở: Số lượng HĐTL phái sinh của một loại chứng khoán phái sinh, cùng tồn tại trong một thời điểm.
Một số khái niệm cơ bản về HĐTL
Một số khái niệm cơ bản về HĐTL

b. Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Nhà đầu tư khi sử dụng công cụ chứng khoán phái sinh hiệu quả cần hiểu rõ về các đặc điểm của HĐTL đó là: 

  • Tinh chuẩn hóa: HĐTL là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Các khoản hợp đồng tương lai đều chuẩn hóa, quy định theo một cách chi tiết đó là: loại tài sản, chất lượng tài sản, quy mô hợp đồng, cách thức thanh toán,…
  • Bù trừ và ký quỹ: Kỹ quỹ là hoạt động bắt buộc là biện pháp đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của cả bên mua và bên bán đúng cam kết hợp đồng. Trung tâm quản lý sẽ tiến hành hạch tán giá và sau đó yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán hàng ngày theo đúng giá trị thực tế. 
  • Dễ đóng vị thế: Nhà đầu tư có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào qua việc tham gia vị thế ngược của HĐTL tương tự
  • Đòn bẩy tài chính: Nó sẽ mang lại khả năng thu lại lợi nhuận cho nhà đầu tư khi tham gia HĐTL. Hiệu ứng đòn bẩy tài chính, mức sinh lời từ HĐTL sẽ thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở. 
  • Tính thanh khoản cao: Điều này thể hiện nhà đầu tư dễ dàng bán hoặc mua HĐTL khi biết trước 1 số điều khoản cụ thể trong HĐ.
  • Tính an toàn cao và rủi ro thấp: Đó là khi cả hai bên mua bán HĐ đều bị ràng buộc bởi những quy định, quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Đặc điểm cơ bản của HĐTL
Đặc điểm cơ bản của HĐTL

3. So sánh hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn

Dưới đây là chi tiết so sánh HĐTL và HĐKH để nhà đầu tư tìm hiểu và vận dụng 2 hình thức hợp đồng vào trong đầu tư chứng khoán hiệu quả.

  • Điểm giống nhau của HĐTL và HĐKH

Đều là sản phẩm của hàng hóa phái sinh

Đều là công cụ phái sinh, có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở

Các điểm để phân biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
Các điểm để phân biệt giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn
  • Điểm khác nhau của 2 hợp đồng này 
So sánh Hợp đồng tương lai Hợp đồng kỳ hạn
Khái niệm Đều là hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá được ấn định trước. Là một hợp đồng mua hoặc bán một số lượng hoặc đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai, theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Các tiêu chuẩn hóa hợp đồng Sẽ niêm yết và tiêu chuẩn hóa trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chuẩn hóa về điều khoản, giá trị và khối lượng của tài sản cơ sở,…

Sẽ không cần chuẩn hóa điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở. 
Niêm yết và được giao dịch tại Niêm yết tại thị trường tập trung Giao dịch tại thị trường OTC

Sẽ không niêm yết, giao dịch trên thị trường tập trung bởi tính thanh khoản kém.

Thời điểm để thanh toán HĐ Thực hiện thanh toán lỗ lãi hàng ngày  

Thanh toán vào thời điểm giao hàng

 

Mức rủi ro Mức rủi ro HĐTL thấp bởi tính thanh khoản cao (sở giao dịch tạo ra) hỗ trợ các nhà đầu tư khi tham gia HĐ sẽ thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách an toàn và hiệu quả Mức rủi ro HĐKH cao hơn do tính thanh khoản thấp
Tài sản thế chấp  

Cần chuẩn hóa về các điều khoản, khối lượng, giá trị của tài sản cơ sở

 

Bất kỳ tài sản nào
Tính thanh khoản hợp đồng Đối với HĐTL thì tính thanh khoản cao do việc giao dịch qua sở và có sự tham gia của công ty thanh toán bù trừ. HĐKH tính thanh khoản thấp
Đóng vị thế  HĐTL nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách tham gia vị thế ngược đối với HĐ tương tự giúp người sở hữu HĐTL linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.   HĐKH nhà đầu tư thực hiện đóng vị thế bằng cách tham gia vị thế ngược với HĐ tương tự. 

Đối với bù trừ và ký quỹ: 

  • HĐTL bắt buộc tham gia ký quỹ để dảm bảo cho việc thanh toán và được thanh toán, bù trừ dựa theo mức giá thực tế. Đồng thời thông báo lãi lỗ vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư dựa trên giá thực tế và gọi ký quỹ khi cần bổ sung
  • HĐKH thì không cần thực hiện ký quỹ. 

Trên đây là chi tiết thông tin về HĐTL, HĐKH và điểm giống nhau, khác nhau của 2 hợp đồng này. Hy vọng qua bài viết nhà đầu tư sẽ hiểu hơn về 2 loại hợp đồng này và từ đó dễ dàng hơn trong việc vận dụng, triển khai trong thị trường đầu tư. 

Thực tế, khi nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán phái sinh sẽ có cơ hội nhận được sinh lời hấp dẫn. Vậy nên hiểu rõ về HĐTL, HĐKH và các sản phẩm phái sinh khác sẽ là lợi thế để nhà đầu tư lựa chọn giao dịch hiệu quả và phù hợp. 

Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *