Tham chiếu trong chứng khoán là gì? Vai trò và cách tính tc

Hiện nay, chứng khoán đang thu hút được nhiều nhà đầu tư mới. Để tham gia vào thị trường chứng khoán có rất nhiều thuật ngữ quan trọng mà nhà đầu tư cần biết như ATC, lệnh giới hạn, giá trần, giá sàn, giá mở cửa/đóng cửa và một trong những thuật ngữ cần biết trước khi giao dịch chứng khoán đó là tham chiếu trong chứng khoán là gì? Hãy cùng tham khảo tại bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Tham chiếu trong chứng khoán là gì?

Tham chiếu trong chứng khoán hay còn gọi là Giá tham chiếu được các nhà đầu tư sử dụng khi muốn tính giới hạn giao dịch trong ngày. Tham chiếu trong chứng khoán được kí hiệu TC trong chứng khoán được tính dựa trên biên độ giao động bởi quy định UBCK.

Theo thông tư 203/2015/TT-BTC được quy định tại khoản 5 điều 2 thì “Giá tham chiếu chính là mức giá do Sở giao dịch Chứng khoán xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần) và giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch”. Hiểu theo cách đơn giản tham chiếu trong chứng khoán là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng ngày trước đó. Và được hiển thị trên bảng giá là màu vàng.

Tham chiếu trong chứng khoán là gì
Tham chiếu trong chứng khoán là gì?

Ví dụ cụ thể về tham chiếu trong chứng khoán để nhà đầu tư hiểu rõ hơn như sau:

  • Ví dụ 1: Vào thứ 4 ngày 28/12/2022 cổ phiếu công ty Thủy Sản MeKong có mức giá đóng cửa là 11,800 đồng thì tham chiếu trong chứng khoán của thứ 5 ngày 29/12/2022 sẽ là 11,800 đồng.
  • Ví dụ 2: Thứ 4 ngày 28/12/2022 cổ phiếu BVH (Tập đoàn Bảo Việt) có mức đóng cửa là 46,700 đồng thì giá tham chiếu của thứ 5 ngày 29/12/2022 là 46,700 đồng.

2. Vai trò của tc trong chứng khoán là gì?

Tham chiếu trong chứng khoán là giá tham chiếu vậy vai trò giá tham chiếu là gì? hiểu theo một cách đơn giản: “tham” từ “tham khảo”, “chiếu” từ “đối chiếu” vậy nên giá tham chiếu sẽ hiển thị cho nhà đầu tư biết cổ phiếu có mức giá ở phiên giao dịch liên trước đó là bao nhiêu. Ngoài ra còn có vai trò khác cụ thể như sau:

+ So sánh giá cổ phiếu trong hai phiên giao dịch liền kề nhau

TC trong chứng khoán có màu vàng trên bảng giá, nên nếu giá cổ phiếu màu xanh lá nghĩa là giá giao dịch hôm đó cao hơn giá tham chiếu, điều này đồng nghĩa việc giá tăng và chỉ số chứng khoán đang tăng lên.

Đối với giá cổ phiếu có màu đỏ, nghĩa là giá giao dịch thấp hơn giá tham chiếu, đồng nghĩa với việc giá giảm, chỉ số chứng khoán đang giảm. Nếu giá cổ phiếu màu vàng là bằng với giá tham chiếu. Qua đây nhà đầu tư có thể nhận biết và đưa ra quyết định mua/bán cổ phiếu mà mình đang quan tâm.

So sánh giá cổ phiếu 2 phiên giao dịch liền kề là vai trò quan trọng của tham chiếu trong chứng khoán
So sánh giá cổ phiếu 2 phiên giao dịch liền kề là vai trò quan trọng của tham chiếu trong chứng khoán

+ Biên độ giao động giá

Theo thông tư số 203/2015/TT-BTC quy định tại khoản 4 điều 2 thì: “Biên độ dao động giá là giới hạn dao động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được đính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu“.

Qua thông tư nhà đầu tư có thể hiểu tại Sở giao dịch Chứng khoán sẽ quy định tại một mức % cụ thể nào đó trên các sàn giao dịch. Và các sàn giao dịch chứng khoán có biên độ dao động cụ thể như sau:

  • Sàn HOSE: 7%
  • Sàn HNX :10%
  • Sàn UPCOM : 15%
Biên độ giao động giá
Biên độ giao động giá

Ví dụ đơn giản như sau: Tại sàn HOSE có biên độ dao động giá 7% thì trong 1 phiên giao dịch trên HOSE chỉ được tăng cố phiếu là 7%, không được vượt quá 7% và khi giảm cổ phiếu cũng chỉ tối đa 7% với giá tham chiếu trong chứng khoán.

+ Xác định được mức giá trần, giá sàn

Tc trong chứng khoán có vai trò không thể không nhắc đến đó là giúp nhà đầu tư xác định giá trần và giá sàn của giá tham chiếu. Vậy giá trần và giá sàn là gì?

  • Giá trần là giá cổ phiếu cao nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trong một ngày giao dịch. Giá trần hiển thị màu tím trên bảng giá tại cột “Trần” và được Sở tính toán.

Giá Trần được tính như sau: Giá Trần = Giá tham chiếu x (1+ Biên độ dao động giá)

Giá Trần, Giá Sàn trên Bảng giá Chứng khoán
Giá Trần, Giá Sàn trên Bảng giá Chứng khoán
  • Giá Sàn là giá cổ phiếu thấp nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trong một ngày giao dịch. Giá Sàn có màu xanh dương được thể hiện trên bảng giá tại cột “Sàn” và được Sở tính toán

Giá Sàn được tính như sau: Giá Sàn = Giá tham chiếu x (1 – Biên độ dao động giá)

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. 2 công cụ sản phẩm này giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Nhà đầu tư dùng Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao
Nhà đầu tư dùng Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao

3. Tham chiếu trong chứng khoán được tính như nào?

Cách tính giá tham chiếu trong chứng khoán tại 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM cụ thể như sau:

  • Tại sàn HOSE và HNX

Tc tại phiên giao dịch hiện tại hôm nay là giá đóng cửa của ngày hôm qua của phiên giao dịch (phiên liền trước). Tại phiên giao dịch ngày mai Giá tham chiếu sẽ được xác định bởi Giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm nay.

Tại phiên giao dịch ngày kia giá tham chiếu sẽ được xác định bởi Giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày mai. Qua đây, có thể thấy cách tính giá tham chiếu tại sàn HOSE và HNX là Giá đóng cửa tại phiên giao dịch ngày trước đó.

Phần khoanh vòng tròn là Giá Tham chiếu và Giá Trung Bình - cách tính tham chiếu trong chứng khoán
Phần khoanh vòng tròn là Giá Tham chiếu và Giá Trung Bình – cách tính tham chiếu trong chứng khoán
  • Tại sàn UPCOM

Với sàn UPCOM, tại phiên giao dịch hôm nay tc tại sàn UPCOM được xác định bởi giá cổ phiếu trung bình tại phiên giao dịch liền trước. Trên bảng giá có cột “TB” dùng để hiển thị Giá trung bình cổ phiếu. Vì vậy, tc trên sàn giao dịch UPCOM vào ngày mai chính là giá trung bình tại phiên giao dịch hôm nay của cổ phiếu.

Giá trung bình của cổ phiếu được tính: (Tổng giá trị giao dịch) / (Tổng khối lượng giao dịch) trong một phiên.

4. Cách đọc bảng giá tham chiếu

Quy định cách đọc giá tham chiếu, giá trần và giá sàn trên biểu đồ kỹ thuật trên bảng giá của HOSE, HNX cụ thể đó là:

  • Giá tham chiếu được hiển thị màu vàng
  • Giá trần hiển thị màu tím
  • Giá sàn hiển thị màu xanh da trời

Với mức tăng màu xanh lá cây, mức giảm màu đỏ. Ngoài ra, một số công ty chứng khoán cũng đưa ra các quy định về mức độ tăng và giảm dựa vào sắc độ xanh hoặc đỏ. Đó là cổ phiếu càng tăng giá thì màu xanh lá cây càng đậm, cổ phiếu giảm giá thì màu đỏ đậm. Giá sàn sẽ được kí hiệu là Fl (Floor), giá trần thêm kí hiệu CE (ceiling).

Tham chiếu trong chứng khoán chính là giá tham chiếu - Cách đọc giá tham chiếu
Tham chiếu trong chứng khoán chính là giá tham chiếu – Cách đọc giá tham chiếu

5. Những lưu ý cần biết về giá tham chiếu

Một số lưu ý nhà đầu tư cần biết về giá tham chiếu để khi tham gia thị trường chứng khoán đạt hiệu quả cao.

+ Sự khác nhau giữa giá mở cửa và giá tham chiếu

Nhiều nhà đầu tư hiện tại đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm giá mở cửa và giá tham chiếu. Thực tế, hai giá này có thể tương đương nhau các xác định thời gian của chúng sẽ khác nhau hoàn toàn.

Giá mở cửa đó là giúp nhà đầu tư xác định được chính xác về mức giá mua và bán thông qua việc thực hiện nguyên tắc đấu giá. Tức là khi có cùng nhiều người mua và bán xuất hiện thì việc đấu giá giữa mức giá mua và mức giá bán được thực hiện thông qua nguyên tắc này.

Giá tham chiếu chính là mức giá được chốt cuối cùng trong phiên giao dịch ngày liền kề trước đó. Trong đó, giá mở cửa lại là giá đầu tiên khi các lệnh mua và bán được khớp lệnh trong ngày gần nhất.

Phân biệt giá mở cửa và giá tham chiếu - Một số lưu ý về tham chiếu trong chứng khoán
Phân biệt giá mở cửa và giá tham chiếu – Một số lưu ý về tham chiếu trong chứng khoán

+ Một số lưu ý khác đó là:

Hiện nay, nhà đầu tư cũng thấy tại các Trung tâm Giao dịch chứng khoán không lấy giá đóng cửa của 1 cổ phiếu trong phiên giao dịch trước để làm giá tham chiếu

Điều này sẽ đúng tại trường hợp: Tại các phiên giao dịch mà nhà đầu tư giao dịch không được nhận thưởng bằng tiền. Hoặc không được nhận cổ tức bằn tiền. Hay ngày giao dịch không được quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu.

Từ đó, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức và sở hữu cổ phiếu được lập vào ngày đăng ký cuối cùng. Lúc này, mức giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền cổ tức bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên liền kề trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

Trường hợp sở giao dịch chứng khoán gặp sự cố thì Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước sẽ chấp nhận cho họ áp dụng các phương thức khác để xác định tham chiếu trong chứng khoán.

Trên đây là chi tiết về tham chiếu trong chứng khoán là gì? và vai trò, cách tính, cũng như một số lưu ý để nhà đầu tư tham khảo. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên giúp nhà đầu tư hiểu và có thêm kiến thức cơ bản về tham chiến trong chứng khoán trước khi tham gia thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán, Robot chứng khoán chứng khoán, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *