Số dư chứng khoán là gì? Dư mua, dư bán là gì và số dư khả dụng cổ phiếu là gì?

Số dư chứng khoán là gì? Đây là những thuật ngữ quen thuộc trong bảng giá chứng khoán. Nhà đầu tư khi thực hiện các lệnh mua bán trên sàn giao dịch chứng khoán, để tìm hiểu về tính thanh khoản của các mã cổ phiếu thì việc xem cột dư mua và dư bán trên bảng giá cũng rất quan trọng. Bài viết dưới đây là giới thiệu chi tiết nhà đầu tư tham khảo.

1. Số dư chứng khoán là gì?

Số dư chứng khoán chính là dư mua dư bán trong thị trường chứng khoán và là lời chào mua của người bán và lời chào bán cho người mua. Tại bảng giá chứng khoán, số dư chứng khoán phản ánh khối lượng cổ phiếu đang chờ được khớp lệnh. Khi đặt mua hoặc bán không phải lúc nào nhà đầu tư cũng có thể khớp được lệnh tương ứng.

Giao dịch chỉ được thực hiện khi mức giá đặt mua lớn hơn hoặc bằng mức giá được chào bán. Nên có những trường hợp việc mua và bán chưa thể thực hiện được do không đạt được sự thống nhất về mức giá.

Số dư chứng khoán là gì
Số dư chứng khoán là gì?

Thực tế, trên bảng giá chỉ hiển thị 3 mức giá tốt nhất được đặt mua hoặc chào bán. Vẫn còn những mức giá và khối lượng tương ứng khác mà nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch nhưng chưa đạt điều kiện. Lượng cổ phiếu chưa được giao dịch này sẽ được hiển thị tại cột Dư. Để thực hiện được khớp lệnh, nhà đầu tư có thể thực hiện theo hai cách sau:

  • Dư bán thể hiện lượng cổ phiếu đang được chào bán nhưng chưa có người mua phù hợp.
  • Dư mua thể hiện lượng cổ phiếu đang được đặt mua nhưng chưa có người bán tương ứng.

Với số dư này bao gồm khối lượng và giá 1,2,3. Khối lượng 1 tương ứng với giá 1 – giá tốt nhất, khối lượng 2 – tương ứng với giá 2 – giá tốt tiếp theo, khối lượng 3 – tương ứng với giá 3 -giá tốt cuối cùng trong bảng giá chứng khoán.

Thực tế chứng khoán có rất nhiều người bán và người mua, khối lượng và mức giá của từng nhà đầu tư cũng khác nhau và màn hình máy tính, màn hình hiển thị cũng có diện tích giới hạn. Nên để tối ưu việc hiển thị thông tin, Nhà nước có quy định lấy 3 giá tốt nhất để hiển thị.

  • Dư mua là gì? Dư mua là khi người bán thấp hơn mức người mua đang chào giá mua.
  • Dư bán là gì? Dư bán là khi người mua phải mua hơn mức người bán đang chào bán.

Trong mua bán, đầu tư, các nhà đầu tư đều mong muốn kiếm được lợi nhuận cao nhất. Nên người bán cần tìm người mua được giá cao nhất và người mua cũng muốn tìm người bán giá thấp nhất phù hợp để có lợi nhất. Sau khi kết thúc phiên giao dịch, số dư hiển thị tại cột Dư mua, dư bán phản ảnh lượng cổ phiếu không được giao dịch trong ngày.

Dư mua là gì? Dư bán là gì?
Dư mua là gì? Dư bán là gì?

Trên bảng giá cột dư mua, dư bán chỉ hiển thị trên bảng giá sàn HNX và sàn UPCOM điều này dễ hiểu bởi 2 sàn này chỉ dùng công nghệ mới.

Trường hợp không đủ số dư chứng khoán là gì? Số dư trong tài khoản không đủ, nhà đầu tư cần phải nộp thêm tiền hoặc chờ chứng khoán về để có thể đặt lệnh. Thêm một lỗi nữa mà nhiều nhà đầu tư hay mắc phải đó là khi đặt lệnh là đặt sai giá (giá vượt quá biên độ trần sàn, đặt sau bước giá) hoặc sai số lượng (lệnh tròn chục với sàn HOSE và tròn trăm với sàn HNX và UPCOM.

2. Số dư chứng khoán phản ánh điều gì?

Bên cạnh khối lượng được giao dịch thì dư mua, dư bán cũng là chỉ số thể hiện mức độ thanh khoản của cổ phiếu. Khi một mã cổ phiếu dư quá nhiều phản ánh lượng cung – cầu không cân bằng. Nếu dư bán nhiều hơn dư mua nghĩa là cổ phiếu đó đang có cung lớn hơn cầu. Đây có thể là dấu hiệu cổ phiếu sẽ xuống giá. Ngoài ra, dư mua lớn hơn dư bán cho thấy lượng cầu của cổ phiếu đang lớn. Rất có thể cổ phiếu sẽ tăng giá trong thời gian tới.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận và hiệu quả cực cao
Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận và hiệu quả cực cao

3. Số dư khả dụng là gì? Công thức tính

+ Số dư khả dụng viết tắt của Available Balance và là số tiền mà nhà đầu tư được phép rút và sử dụng trong tài khoản tiền gửi. Số dư khả dụng thường sẽ thấp hơn số dư thực tế (số dư tài khoản). Số dư khả dụng hay cũng là số dư chứng khoán.

Đây được coi là quy định chung của hầu hết các ngân hàng hiện nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ căn cứ vào số dư này để xác định số dư thấu chi và chi phí phạt tương ứng khi nhà đầu tư vượt quá số dư khả dụng cho phép.

+ Công thức tính – Trường hợp chủ thể được cấp hạn mức thấu chi thì số dư khả dụng được tính theo công thức sau:

Số dư khả dụng = Số dư thực tế + Hạn mức thấu chi (nếu có) – Số tiền phong tỏa (nếu có) – Số dư tối thiểu phải duy trì theo quy định của mỗi công ty chứng khoán (Nếu có).

Trong đó:

  • Số dư tối thiểu đó là số tiền công ty chứng khoán yêu cầu để duy trì tài khoản của khách hàng, thường thì không yêu cầu số dư này.
  • Số tiền phong tỏa đây là số tiền không thể sử dụng vì đã bị ngân hàng phong tỏa.
Số dư khả dụng và Công thức tính
Số dư khả dụng và Công thức tính

4. Phân biệt số dư khả dụng và số dư hiện tại

  • Số dư hiện tại là gì: Đó là số tiền nhà đầu tư thực có trong tài khoản của mình khi chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hay số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản.
  • Số dư khả dụng: Đó là số tiền nhà đầu tư có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Khi nhà đầu tư chi tiêu có vượt quá số dư khả dụng, chưa vượt qua số dư hiện tại, số dư thấu chi sẽ được hình thành (trong các trường hợp chủ thẻ được cấp hạn mức thấu chi, số tiền tối đa được chi vượt quá số dư có trên tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam). Số dư khả dụng sẽ luôn liên tục được cập nhập để hiển thị lên các giao dịch đang chờ xử lý.

5. Cách kiểm tra số dư khả dụng trên tài khoản cổ phiếu

Hầu hết các phương thức kiểm tra số dư chứng khoán, số dư khả dụng tại các công ty chứng khoán đều giống nhau. Dưới đây là hai cách kiểm tra số dư khả dụng phổ biến, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm công sức:

  • Kiểm tra qua app của công ty chứng khoán

Nhà đầu tư có thể truy vấn số dư khả dụng thông qua các app quản lý tài sản của công ty chứng khoán mọi lúc mọi nơi, ví dụ VPS có VPS Smartone… Có thể thấy đây là cách kiểm tra đơn giản nhất đồi với mọi đối tượng. Qua một vài thao tác đơn giản trên điện thoại được kết nối Intrernet, nhà đầu tư đã có thể có đáp án và từ đó rồi cân đối chi tiêu một cách hợp lý.

Trên app của VPS phần thanh toán Nhà đầu tư có thể kiểm tra số dư chứng khoán
Trên app của VPS phần thanh toán Nhà đầu tư có thể kiểm tra số dư chứng khoán
  • Kiểm tra trực tiếp tại công ty chứng khoán

Ngoài hình thức thao tác tra cứu trên điện thoại, nhà đầu tư có thể đến trực tiếp chi nhánh công ty chứng khoán để kiểm tra số dư. Hình thức này được ít nhà đầu tư sử dụng bởi khi đến cần xuất trình giấy tờ theo yêu cầu của giao dịch viên sau đó nhân viên công ty chứng khoán giúp nhà đầu tư thực hiện kiểm tra số dư khả dụng hiện tại.

Nhà đầu tư có thể tra cứu số dư chứng khoán tại chi nhánh các công ty chứng khoán
Nhà đầu tư có thể tra cứu số dư chứng khoán tại chi nhánh các công ty chứng khoán

Ngoài tìm hiểu về số dư chứng khoán, Nhà đầu tư cũng cần nắm rõ các khái niệm của các thuật ngữ và các ký hiệu khác trong bảng giá chứng khoán để thuận tiện cho việc giao dịch:

  • Giá Tham chiếu (TC): Là giá đóng cửa gần nhất, giá có màu vàng nên hay được gọi là giá Vàng. Giải thích rõ hơn, giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó và đây cũng là cơ sở để tính giá trần, giá sàn. Riêng với sàn giao dịch UPCOM, giá tham chiếu được tính bằng trung bình giá của phiên giao dịch gần nhất.
  • Giá Trần (Trần): Giá màu tím trong ngày giao dịch, đây là giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán. Giá này tăng ở mức +-7% so với giá TC trong cùng phiên giao dịch (sàn giao dịch HOSE); +-10% (sàn giao dịch HNX).
  • Giá Sàn (Sàn): Giá màu xanh lam trong ngày giao dịch, đây là giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán. Giá này giảm ở mức -7% so với giá TC trong cùng phiên giao dịch (sàn giao dịch HOSE); -10% (sàn giao dịch HNX).
  • ATO: At The Opening là xác định mức giá đầu tiên trong lúc phiên mở cửa của ngày giao dịch.
  • ATC: At The Closing là xác định mức giá cuối cùng lúc phiên đóng cửa trong ngày giao dịch. Bài viết chia sẻ về lệnh ATO, ATC Nhà đầu tư có thể tham khảo tại đây.
  • Mã Chứng khoán (Mã CK): Là Mã của từng công ty phát hành chứng khoán riêng biệt được niêm yết trên sàn chứng khoán. Ví dụ: Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel – VTP ; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB ; Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực – EVF ; Công ty Cổ phần Comeco – COM ;…
Cấu trúc của một bảng giá chứng khoán
Cấu trúc của một bảng giá chứng khoán
  • Tổng KL: Tổng khối lượng khớp lệnh – tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong 1 ngày giao dịch. Dựa vào cột này nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ thanh khoản đó cũng như lượng dư mua dư bán của cổ phiếu trên thị trường.
  • Bên mua: Chúng ta có thể thấy trong phần bên mua có 3 cột giá mua tương ứng với 3 cột KL mua – theo thứ tự ưu tiên giá tốt nhất, giá đặt mua cao nhất so với các đơn hàng giao dịch khác và khối lượng đặt hàng tương ứng. Ví dụ trong hình: Cổ phiếu ACB có giá khớp lệnh mua đang thực hiện là 32.9 nên những ai mua giá 1 lúc 32.85 sẽ phải chờ thêm để khớp lệnh với những ai có lệnh bán 32.85.
  • Bên bán: Tương tự như bên mua, chúng ta cũng thấy có 3 cột giá bán tương ứng với 3 cột khối lượng bán – được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giá tốt nhất, giá chào bán thấp nhất so với các đơn hàng giao dịch khác và khối lượng đặt hàng tương ứng. Ví dụ trong hình: Cổ phiếu ACC có giá khớp lệnh bán đang thực hiện là 26.1 nên những ai bán giá 1 lúc 26.2 sẽ phải chờ thêm để khớp lệnh với những ai có lệnh mua 26.2.
  • Khớp lệnh: Là khi người bán chấp nhận bán trực tiếp với giá mà người mua đang chờ mua, hoặc khi người mua chấp nhận mua trực tiếp với giá mà người bán đang chờ bán. 
  • GD NĐT NN: Khối lượng các Nhà đầu tư ở nước ngoài mua hoặc bán cổ phiếu trên sàn hiện tại.

Trên đây là chia sẻ chi tiết về số dư chứng khoán là gì? Dư mua, dư bán là gì? Số dư khả dụng là gì? Số dư hiện tại?. Hy vọng với những thông tin hữu ích chia sẻ trên giúp nhà đầu tư hiểu được số dư chứng khoán là gì? Dư mua dư bán là gì để từ đó có thêm kiến thức cơ bản khi tham gia thị trường chứng khoán.

Nhà đầu tư tham khảo một số dịch chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán, … Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *