Đầu tư làm giàu là hoạt động chính đáng, nhưng để đảm bảo hiệu quả, lâu dài, các nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ các thông tin, nắm rõ tính uy tín của sàn chứng khoán mình tham gia. Bởi tin vào những lời đường mật như rủi ro thấp, lợi nhuận cao, dễ rút tiền, phí môi giới thấp,… của các sàn chứng khoán lừa đảo có thể khiến Nhà đầu tư thua lỗ tiền tỉ, tán gia bại sản.
1. Trắng tay vì “sàn chứng khoán quốc tế”
Giữa tháng 8/2021, chị X nhận được cuộc gọi từ chuyên viên môi giới mời tham gia “sàn chứng khoán quốc tế”. Sàn chứng khoán được quảng cáo có giấy chứng nhận của Anh, đã được kiểm định, được đánh giá với điểm số cao. Người tham gia chỉ cần nạp VNĐ là tài khoản sẽ tự động quy đổi sang USD.
Môi giới viên cam kết tài khoản nhà đầu tư sẽ tăng trưởng 50-70%, lời 2-7% mỗi ngày và có thể rút tiền nhanh chóng sau 4-8 giờ. Đặc biệt, người tham gia còn được hỗ trợ tư vấn 1- 1 bởi các chuyên gia trong suốt quá trình đặt lệnh để hạn chế rủi ro.
Sau 2 tháng nghe tư vấn, chị X quyết định “xuống tiền” bởi những sức hút khó cưỡng của “sàn chứng khoán quốc tế”. Sau khi tải phần mềm của sàn chứng khoán lừa đảo S, chị nạp hơn 1,1 tỷ đồng thông qua tài khoản của một công ty thanh toán trung gian.
Sau khi chuyển tiền thành công, tài khoản của chị có 50.000 USD để giao dịch. 2 ngày đầu chị nhận được lãi lớn nhưng bước sang ngày thứ 3 bắt đầu lỗ nghiêm trọng. Với tâm lý muốn gỡ lại phần đã mất, chị tiếp tục nạp thêm 55.000 USD để tất tay và sau đó được rút 900 USD cho 3 lần lãi.
Tiếp đó, nhân viên tiếp tục mời gọi chị nạp thêm, tăng tài khoản lên 240.000 USD (khoảng 5,3 tỷ đồng). Dưới sự dẫn dắt của môi giới viên, chị tham gia vào một nhóm tư vấn cùng nhiều nhà đầu tư khác. Tại đây chị được các “chuyên gia” giảng dạy cho về các mã cổ phiếu, cặp tiền tệ,… Mỗi ngày, có rất nhiều tài khoản thông báo có giao dịch lời rất lớn.
Sau đó, các giao dịch chị thực hiện theo tư vấn của môi giới nhưng tiền trong tài khoản giảm chóng mặt. Có những lúc, dù không thực hiện giao dịch nhưng tài khoản cũng “bay” mất vài nghìn USD. Đến tháng 9/2021, phát hiện tài khoản âm tiền, không liên lạc được với môi giới viên nên chị biết mình đã bị lừa.
Đây là một mánh khóe khá tinh vi của các sàn chứng khoán lừa đảo, việc này đã dẫn dụ không ít các tân binh trong làng chứng khoán. Có không ít người đa mất tiền oan vì những mánh khóe này. Vì vậy, Nhà đầu tư phải đặc biệt chú ý để đảm bảo sàn chứng khoán mình tìm để đảm bảo sự an toàn, tin cậy.
2. Chiêu trò của những sàn chứng khoán lừa đảo
Có thể thấy chiêu trò của các sàn giao dịch chứng khoán lừa đảo là vô cùng tinh vi. Bằng nhiều cách khác nhau, đội ngũ CSKH của họ đã liên hệ được với các nhà đầu tư Việt Nam và trên cả thế giới để giới thiệu nền tảng của mình bằng các từ hoa mỹ như: làm ăn uy tín, minh bạch, giao dịch tự động, không bao giờ lỗ, cam kết lợi nhuận lên đến 50% hàng tháng tuỳ mức vốn.
Không chỉ cam kết lợi nhuận cao, các sàn còn tặng tiền để dụ dỗ, lôi kéo người chơi. Đầu tiên họ sẽ cho Nhà đầu tư thấy khả năng kiếm lời cực cao, Nhà đầu tư sẽ thấy những cơ hội kiếm tiền siêu khủng. Khi con mồi mắc bẫy, toàn bộ tiền sẽ bị rút cạn.
Hiện nay, các hình thức đầu tư tài chính quốc tế đang được nở rộ, do đó các sàn chứng khoán lừa đảo xuất hiện càng nhiều. Những sàn chứng khoán lừa đảo này được quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội sở hữu lượng người dùng đông đảo như Twitter, Facebook, Linkedin.
Tìm hiểu kỹ có thể thấy rằng các sàn chứng khoán lừa đảo này có địa chỉ tại nước ngoài, nhưng thông tin tra được trên trên các trang web uy tín thì sàn không được cấp phép, không có địa chỉ, không có thông tin liên lạc như mail, điện thoại,…. Do đó, khi bị lừa việc tìm kiếm thông tin là điều vô cùng khó khăn, những giao dịch đều không đủ cơ sở để điều tra.
Từ đó có thể thấy rằng tham gia vào các sàn chứng khoán “ma” này sẽ vô cùng rủi ro. Điều này được chứng minh bởi có không ít nhà đầu tư yêu cầu hoàn trả tiền nhưng không nhận được hồi âm. Vì vậy, Nhà đầu tư cần cẩn trọng khi lựa chọn sàn để đầu tư.
VPS là công ty chứng khoán uy tín và được nhiều nhà đầu tư mở tài khoản nhất tại Việt Nam khi mở tài khoản chứng khoán VPS nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích chứng khoán Dchart. Các sản phẩm này sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận đầu tư.
3. Hình thức lừa đảo của những sàn chứng khoán lừa đảo
Hiện nay, lợi dụng danh tiếng và uy tín của các công ty chứng khoán, có rất nhiều cá nhân, tổ chức đã tạo ra các sàn chứng khoán lừa đảo để mạo danh công ty chứng khoán để từ đó lừa đảo nhà đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể như:
- Hình thức 1: Giả mạo là nhân viên công ty chứng khoán, gọi điện thoại/nhắn tin để mời tham gia các Group về chứng khoán. Đối tượng giả mạo thường gọi điện thoại và/hoặc nhắn tin qua Zalo để mời chào Nhà đầu tư tham gia vào các nhóm về đầu tư chứng khoán. Đối tượng mạo danh thường sử dụng Zalo để nhắn tin mời gọi cho Nhà đầu tư tham gia vào các nhóm dưới hình thức hướng dẫn/khuyến nghị về đầu tư chứng khoán.
- Hình thức 2: Giả mạo là nhân viên công ty chứng khoán/đối tác hợp tác của công ty chứng khoán, rồi gọi điện thoại/nhắn tin để mời chào tham gia các khóa học về chứng khoán. Đối tượng mạo danh/lừa đảo thường thông qua ứng dụng nhắn tin/mạng xã hội (Zalo, Facebook, Telegram, Instagram…) để mời Nhà đầu tư tham gia các khóa học liên quan đến chứng khoán.
- Hình thức 3: Tạo các website, đường link website giả mạo công ty chứng khoán để lấy thông tin/mật khẩu tài khoản của Nhà đầu tư hoặc để tư vấn việc làm cho nhà đầu tư/khách hàng hoặc lừa/dụ dỗ Nhà đầu tư tham gia các hình thức đầu tư, công việc, nhiệm vụ/trò chơi… với cam kết lợi nhuận cao.
- Hình thức 4: Tạo các ứng dụng giả mạo tên gọi hoặc biểu tượng của công ty chứng khoán và gửi đường link lưu các ứng dụng đó để lừa/dụ dỗ Nhà đầu tư tải về điện thoại để mở tài khoản ảo và/hoặc chuyển tiền/nộp tiền/giao dịch tiền dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Hình thức 5: Giả mạo là tổ chức/cá nhân hợp tác đầu tư chuyên án với thông tin bên bảo lãnh là chuyên gia của công ty chứng khoán để yêu cầu Nhà đầu tư chuyển tiền/nộp tiền vào giao dịch.
- Hình thức 6: Giả danh công an để yêu cầu Nhà đầu tư cung cấp thông tin tài khoản chứng khoán tại công ty chứng khoán (tên đăng nhập, thông tin CMND/CCCD ..) để nhằm mục đích chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của Nhà đầu tư.
- Hình thức 7: Giả mạo nhân viên của công ty chứng khoán để chào mời Nhà đầu tư đăng ký sử dụng dịch vụ môi giới/giao dịch chứng khoán nhưng không nêu được thông tin cụ thể về họ tên, vị trí/chức danh của mình tại công ty chứng khoán.
Các sàn chứng khoán lừa đảo với những chiêu trò đường mật vô cùng tinh vi khiến nhiều người điêu đứng, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Vì vậy để đầu tư an toàn, hiệu quả, lâu dài, Nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ về sàn chứng khoán, loại hình giao dịch mình tham gia cũng như tham vấn ý kiến chuyên gia khi cần.
Hiện nay chúng tôi cung cấp sản phẩm dịch vụ hỗ trợ các nhà đầu tư như: Khóa học chứng khoán, Mở chứng khoán online, phần mềm chơi chứng khoán, dữ liệu cổ phiếu cho Amibroker, dữ liệu Forex cho Amibroker, Youtube chứng khoán,…. nhà đầu tư có thể tham khảo tại website chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ hotline 0372.095.129.