Nến chứng khoán là gì? Các mô hình và cách nhận biết nến đảo chiều cổ phiếu?

Nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán đều cần phải phân tích kỹ thuật và mô hình nến là một trong những công cụ phổ biến được sử dụng để thể hiện sự biến đổi giá tài sản. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu nến chứng khoán là gì? Các mô hình và cách nhận biết nến đảo chiều cổ phiếu để nhà đầu tư cùng tham khảo và vận dụng.

I. Giới thiệu về Nến chứng khoán

1. Nến chứng khoán là gì?

Nến chứng khoán là một loại biểu đồ tài chính dùng để mô tả chuyển động giá của một chứng khoán, cổ phiếu, phát sinh tài chính hoặc tiền tệ. Mỗi “thanh nến” sẽ thường được thấy một ngày nào đó đó. Ví dụ một biểu đồ tháng có thể có 20 ngày tương ứng với 20 “thanh nến”.

Munehisa Homma (1724-1803) được biết đến như là cha đẻ của biểu đồ Nến Nhật
Munehisa Homma (1724-1803) được biết đến như là cha đẻ của biểu đồ Nến Nhật

Nến chứng khoán hay chính là mô hình nến Nhật Bản, đồ thị dạng nến được nghiên cứu bởi ông Munehisa  Homma (người Nhật) vào thời gian khoảng những năm 1724 – 1803. Đây là đồ thị thể hiện cho sự biến đổi của giá của một loại chứng khoán cụ thể trong một khung thời gian xác định. Nhà đầu tư dựa vào mô hình nến và một số chỉ báo khác để phân tích kỹ thuật và dự đoán diễn biến của thị trường trong tương lai.

Nến chứng khoán cụ thể có:

  • Phần thân nến (ở giữa): đó là thể hiện biểu thị giá mở cửa và giá đóng cửa
  • Phần bóng/chân nến: đó là biểu thị giá cao nhất, giá thấp nhất
  • Màu sắc nến: biểu thị cho xu hướng giá tăng hoặc giảm. Trong đó giá tăng (hay giá đóng cửa cao hơn giá mở của) là màu trắng/xanh, xu hướng giá giảm (hay đóng của thấp hơn giá mở cửa) là màu đen/đỏ.

Như vậy, chỉ cần quan sát theo dõi những “cây nến chứng khoán” nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ các chỉ số giá của các loại chứng khoán đang quan tâm. Trường hợp khi đặt chúng trong tham chiếu thời gian rộng hơn (theo ngày, theo tuần,…) giúp nhà đầu tư dự được xu thế tăng hoặc giảm giá. Tại trường hợp khi đặt chúng trong tham chiếu đối sánh giữa các loại chứng khoán thì nhà đầu tư có thể lựa chọn được hướng đầu tư tiềm năng.

nến chứng khoán là gì? - nến cổ phiếu là gì? - cấu tạo nến chứng khoán
nến chứng khoán là gì? – nến cổ phiếu là gì? – cấu tạo nến chứng khoán

Các loại nến chứng khoán có thể coi là một kênh phân tích, đánh giá biến động về thị trường chứng khoán, cổ phiếu rất hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp phân tích kỹ thuật qua mô hình nến chứng khoán này không thể hoặc khó áp dụng đối với những loại chứng khoán chỉ có giá đóng cửa (hoặc thiếu giá mở cửa).

Hiện nay, xu thế biến động của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, cổ phiếu đa dạng, phong phú không tuân theo quy luật cố định nào nên các đồ thị nến chứng khoán cũng rất phong phú. Nhà đầu tư cần có cho mình kiến thức nhất định về nến chứng khoán, đặc biệt các loại nến chứng khoán phổ biến nhất hiện nay.

2. Ý nghĩa của mô hình nến chứng khoán là gì?

Nhà đầu tư dựa vào việc xem các mô hình nến để có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá xu hướng tiếp theo của chứng khoán, ý nghĩa của mô hình nến đó là:

  • Phần thân nến càng dài điều đó chứng tỏ sức mua hoặc sức bán của chứng khoán càng lớn. Thân nến dài đó là biểu thị cho sự chênh lệnh lớn giữa mức giá mở cửa và giá đóng cửa trog phiên giao dịch. Khi nến có màu xanh điều này đồng nghĩa bên mua đang chiếm ưu thế so với bên bán, khi nến màu đỏ thể hiện bên bán đang gây áp lực mạnh đối với bên mua.
  • Phần thân nến ngắn điều này thể hiện thị trường đang chững lại và phản ánh sự lưỡng lựu của cả 2 bên là bên bán và bên mua. Trường hợp bóng nến dài có nghĩa giữa 2 bên đang có sự cạnh tranh xảy ra. Cạnh tranh này thể hiện qua việc cả 2 bên đều giao dịch mua bán rất mạnh gây ra sự biến động tăng giảm liên tục cho mức giá. Nhà đầu tư cần chú ý đến phần đỉnh của bóng nến để xác định các mức cần.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.

Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao khi sử dụng phần mềm
Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao khi sử dụng phần mềm

II. Cách nhận biết và các mô hình nến trong chứng khoán phổ biến hiện nay

Các mô hình nến chứng khoán rất đa dạng và phong phú, mỗi loại sẽ thể hiện những biến động riêng và khác nhau của thị trường chứng khoán. Dưới đây là cách nhận biết và các mô hình nến trong chứng khoán phổ biến hiện nay.

1. Mô hình nến đảo chiều tăng giá

Một trong các xu hướng thay đổi thị trường đó là chuyển từ giảm giá sang tăng giá hay còn gọi là đảo chiều tăng giá. Các mô hình thể hiện nến đảo chiều tăng giá đó là:

a. Mô hình nến Bullish Engulfing – Nhần chìm tăng

Đây một trong các mô hình nến chứng khoán phổ biến “Bullish” được hiểu là xu hướng bò thể hiện sự tăng giá còn “Engulfing” được hiểu là nhấn chìm. Bullish Engulfing là mô hình nến nhấn chìm tăng. Hay còn gọi là mô hình nến đảo chiều tăng mạnh.

Hình thái của nến Bullish Engulfing là hai cây nến ngược nhau và diễn ra trong một xu hướng giảm. Phần nến sau sẽ có xu hướng dài và bao trọn cây nến trước để thể hiện sự thăng thế của việc mua. Đây được coi là một mô hình nến có tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy.

Mô hình nến chứng khoán Bullish Engulfing- Nhấn chìm tăng
Mô hình nến chứng khoán Bullish Engulfing- Nhấn chìm tăng

b. Mô hình nến Piercing line

Mô hình nến Piercing line hay còn được gọi là mô hình nến xuyên. Loại mô hình nến này là một mô hình giá với hai cây nến thể hiện một sự đảo chiều từ giảm sang tăng trong thời gian ngắn hạn.

Đối với cây nến đầu trong mô hình nến xuyên này sẽ là nến giảm và có mức giá mở cửa chạm đỉnh, mức giá đóng cửa lại ở đáy. Và trong phiên giao dịch ngày thứ hai thì cây nến sau sẽ có xu hướng tăng với giá mở cửa ở gần đáy và giá đóng cửa gần mức đỉnh. Phần thân nến đỏ của ngày hôm trước sẽ bị nến sau bao phủ ít nhất một nửa chiều dài.

Mô hình nến cổ phiếu Piercing line
Mô hình nến cổ phiếu Piercing line

c. Mô hình nến Hammer/Inverted Hammer

Mô hình nến Hammer/Inverted Hammer đây là các mô hình nến đảo chiều trong chứng khoán, tên gọi khác của mô hình nến này là nến búa. Đối với các loại mô hình nến này sẽ xuất hiện tại đáy của xu hướng giảm giá. Mô hình búa thể hiện cho thấy tín hiệu đảo chiều tư giảm sang tăng mạnh.

Cách nhận biết rất đơn giản của mô hình búa này đó là cấu tạo rất đơn giản với một cây nến có hình búa. Phần bóng nến trên bé trong khi phần bóng nến dưới thì rất dài.

Mô hình nến HammerInverted Hammer
Mô hình nến HammerInverted Hammer

d. Mô hình nến Morning Star

Đối với mô hình nến chứng khoán Morning Star cũng có một tên gọi khác đó là mô hình nến Sao mai sẽ bao gồm ba cây nến có xu hướng xuất hiện cuối một xu hướng giảm và cho thấy tín hiệu thị trường bắt đầu đảo chiều tăng giá.

Nến Morning Star sẽ gồm 3 cây nến với các đặc điểm và màu sắc khác nhau:

  • Cây nến thứ nhất sẽ là cây nến giảm mạnh, thân dài thể hiện đà giảm đang rất mạnh, giá di chuyển cùng chiều với xu hướng chính của thị trường.
  • Cây nến thứ hai sẽ có phần thân nhỏ (giá đóng cửa gần giá mở cửa) và có thể là nến Doji chân dài hoặc nến con xoay (spinning top), thể hiện là sự giằng co giữa 2 phe. Cây nến thứ 2 có thể là nến xanh hoặc đỏ.
Mô hình nến chứng khoán Morning Star
Mô hình nến chứng khoán Morning Star
  • Cây nến thứ 3 bắt buộc là cây nến tăng mạnh, thân dài (tối thiểu phải bằng 1/2 đến 3/4 cây nến thứ nhất) và thể hiện đà tăng giá. Khi Cây nến thứ 3 càng dài thì tín hiệu đảo chiều càng mạnh mẽ.
  • Vị trí xuất hiện của mô hình nến Morning Star ở cuối xu hướng giảm hoặc tại vùng hỗ trợ mạnh.
  • Trường hợp xuất hiện khoảng trống GAP giữa cây nến thứ 1 và cây nến thứ 2, đồng thời khối lượng giao dịch ở cây nến thứ 3 lớn thì sẽ xuất hiện có tín hiệu đảo chiều càng đáng tin cậy.

2. Mô hình nến chứng khoán đảo chiều giảm giá

Khi mức giá thị trường thay đổi theo xu hướng giảm giá thì sẽ thể hiện qua việc các mô hình nến đảo chiều giảm giá.

a. Mô hình nến Bearish Engulfing

Mô hình nến Bearish Engulfing còn được gọi với tên khác là mô hình nhấn chìm giảm. Đây được coi là công cụ dự báo xu hướng thị tường vô cùng chính xác. Với cấu tạo gồm 2 cây nến thành phần ngược chiều nhau, cây nến thứ nhất là nến tăng (nến xanh) với phần thân không quá lớn, cây nến thứ 2 là nến giảm (nến đỏ) với phần thân nến rất dài.

Sử dụng mô hình nến Bearish Engulfing được cung cấp tín hiệu giá sẽ đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm tương đối tin cậy. Ngoài ra, nó cũng là mẫu hình xuất hiện khá phổ biến trên các biểu đồ.

Mô hình nến Bearish Engulfing
Mô hình nến Bearish Engulfing

Các nhà đầu tư giao dịch theo phong cách price action nên nắm được các đặc điểm nhận dạng quan trọng của mẫu nến hình đảo chiều này. Dưới đây là cách nhận biết của mô hình nến Bearish Engulfing:

  • Volume giao dịch của nến thứ 2 (nến đỏ) rất lớn
  • Giá mở của của nến thứ 2 thường phải cao hơn giá đóng cửa của nến thứ 1. Đồng thời, giá đóng cửa của nến thứ 2 phải thấp hơn giá mở của nến xanh trước đó. Do đó, độ dài của cây nến xanh cần phải “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến đỏ phía trước. Đây được coi là đặc điểm nhận biết quan trọng nhất của mô hình nến này.
  • Mô hình nến chứng khoán nhấn chìm giảm sẽ xuất hiện ở đỉnh một xu hướng tăng dài hoặc sau một cú tăng mạnh. Ngoài ra, mô hình này cũng có thể hình thành ở khu vực kháng cự.

b. Mô hình nến Dark Cloud Cover – Mô hình Mây đen che phủ

Mô hình nến Mây đen che phủ là tên tiếng việt của Dark Cloud Cover Pattern. Đây là một trong các mô hình nến Nhật thể hiện báo hiệu xu hướng sẽ đảo chiều tư tăng sang giảm. Mô hình nến chứng khoán này thường xuất hiện ở cuối các xu hướng tăng và là tín hiệu cảnh báo giá sẽ giảm mạnh trong tương lai. Đây cũng được coi là mô hình nến Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm) không hoàn hảo.

Nến Mây đen che phủ được cấu tạo từ một cây nến tăng giá mạnh (màu xanh) và một cây nến giẩm mạnh (màu đỏ). Các nhà đầu tư trên thực tế khi thực hiện giao dịch nên thực hiện khi giá vẫn giảm ở cây nến thứ 3 bởi khi này xu hướng giảm giá mới được xác nhận chính xác. Đã có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng thành công mô hình này để vào lệnh bán.

Mô hình nến Dark Cloud Cover- Mô hình nến cổ phiếu Mây đen che phủ
Mô hình nến Dark Cloud Cover- Mô hình nến cổ phiếu Mây đen che phủ

Đối với tín hiệu đảo chiều phát ra từ Dark Cloud Cover đều bắt nguồn từ đặc điểm của mô hình, cụ thể như sau:

  • Đối với cây nến thứ nhất trong mô hình là nến tăng lớn (nến xanh) với phần thân dài
  • Đối với cây nến thứ hai là nến giảm (nếu đỏ) và có giá đóng cửa nằm dưới 50% thân nến 1
  • Giá mở cửa của nến thứ 2 không nhất thiết phải nằm phía trên giá đóng cửa của nến thứ 1
  • Mô hình thường xuất hiện ở đỉnh một xu hướng tăng giá, báo hiệu xu hướng tăng đã kết thúc và chuẩn bị cho một xu hướng đảo chiều diễn ra.

c. Mô hình nến Hanging Man

Nến chứng khoán Hanging Man hay còn được gọi với các tến là nến người treo cổ, đây là mô hình nến đảo chiều giảm xảy ra ở cuối một xu hướng tăng và là tín hiệu báo hiệu áp lực bán có khả năng đẩy giá đi xuống. Tại mô hình nến Hanging man thường có thân ngắn bằng 1/2 bóng nến dưới, bóng nến dưới dài, bóng nến trên rất ngắn hoặc không có.

Mô hình nến này thường được biết đến là một mô hình nến Nhật thường bị áp dụng nhầm với các mô hình khác dù là một tín hiệu rất phổ biến. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư thường hay bị cháy tài khoản. Đối với mô hình này thường là một tín hiệu yếu nên những nhà đầu tư dày kinh nghiệm sẽ áp dụng cho các chiến lược đầu tư của mình.

Mô hình nến Hanging man
Mô hình nến Hanging man

3. Các loại mô hình nến chứng khoán khác

Không chỉ các các mô hình nến thường được áp dụng trên mà còn có thêm một số các mô hình nến chứng khoán khác để thể hiện sự biến động từng ngày trên thị trường. Dưới đây chúng tôi giới thiệu chi tiết:

a. Mô hình nến Marubozu

Tên gọi của mô hình nến thể hiện đúng hình dạng của nến Marubozu. Mô hình nến này thường không có bóng nến, mức giá cao nhất và thấp nhất trùng với mức giá mở cửa và đóng cửa.

Các nhận biết mô hình nến là điều vô cùng quan trọng và quyết định được giao dịch đó thành công hay không. Dưới đây là một số đặc điểm nhận biết mô hình nến Marubozu như sau:

  • Marubozu là một dạng mô hình nến đơn. Thân nến có độ dài khá lớn, thường > 5 cây nến xuất hiện trước đó.
  • Không cần đến râu đến hoặc nếu có thì cũng rất ngắn so với độ dài thân nến
  • Marubozu tăng có giá cao nhất bằng giá đóng cửa, giá thấp nhất bằng giá mở cửa
  • Marubozu giảm có giá cao nhất bằng giá mở cửa còn giá thấp nhất bằng giá đóng cửa.
Mô hình nến chứng khoán Marubozu
Mô hình nến chứng khoán Marubozu

b. Mô hình nến Doji

Đây là mô hình nến chứng khoán có giá đóng cửa và giá mở cửa gần bằng nhau vậy nên thân nến rất nhỏ, trên biểu đồ chỉ như một đường nằm ngang, phần râu nến có thể dài hoặc ngắn. Nến sẽ có thể hình giống chữ thập.

Với mô hình nến chứng khoán Doji còn cho thấy sự giằng co quyết liệt giữa bên mua và bên bán, không bên nào giành được quyền kiếm soát thị trường, nên dẫn đến giá mở cửa và đóng cửa gần bằng nhau. Trường hợp khi nến chứng khoán Doji xuất hiện tại các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng hoặc đỉnh/đáy của một xu hướng, cho thấy xu hướng hiện tại đã suy yếu và khả năng thị trường sẽ đảo chiều.

Mẫu Mô hình nến cổ phiếu Doji
Mẫu Mô hình nến cổ phiếu Doji

Cách nhận diện nến chứng khoán Doji  cần dựa vào các đặc điểm sau:

  • Phần thân nến là một đường nằm nganh bởi sự giằng co giữa bên mua và bên bán đã khiến giá mở cửa, đóng cửa gần bằng nhau.
  • Phần râu nến có thể ngắn hoặc dài. Râu nến tùy thuộc xem chia nến Doji thành các dạng khác nhau
  • Màu sắc không quan trọng có thể là màu xanh hoặc đỏ.

c. Mô hình nến Harami

Harami là một trong những mô hình nến chứng khoán có hình dạng của nến giống như đang mang thai. nên nến Harami được gọi với tên khác là mô hình mẹ bồng con. Nến chứng khoán Harami gồm có 2 cây nến liền nhau, trong đó cây nến đầu tiên thân sẽ dài bao phủ chọn cây nến thứ 2. Cây nến thứ 2 có chiều dài không quá lớn.

Mô hình nến Harami sẽ cho nhà đầu tư thấy tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ. Để áp dụng được thành công mô hình này cần phải biết về đặc điểm nhận dạng mô hình nến Harami. Cụ thể như sau:

  • Mô hình nến Harami tăng hay giảm đều là mô hình nến đôi
  • Nến thứ nhất có thân dài, có thể là nến tăng hoặc giảm. Nến thứ hai có nhiệm vụ xác nhận tín hiệu đảo chiều và có kích thước không quá 25% nến thứ nhất.
  • Nến thứ hai có thể là nến xanh hoặc đỏ (màu sắc không quan trọng)
Mô hình nến chứng khoán Harami
Mô hình nến chứng khoán Harami
  • Nến thứ hai nằm giữa nến thứ nhất và báo hiệu xu hướng đảo chiều mạnh mẽ. Trong một số trường hợp Bearish Harami nến thứ hai nằm dưới thân nến trước đó, thị trường sẽ dễ đi vào vùng sideway.
  • Giá đóng cửa, mở cửa, giá cao nhất, thấp nhất của nến thứ hai nằm trong nến thứ nhất tín hiệu đảo chiều sẽ mạnh mẽ hơn.
  • Phần bóng nến và thân của nến thứ hai càng nhỏ, hình dáng càng gióng nến Doji thì khi đó khả năng đảo chiều càng cao.

4. Mô hình ba cây nến

Ở mô hình ba cây nến bao gồm hai loại đó là mô hình ba cây nến tăng và ba cây nến giảm. Một điểm chung của mô hình nến chứng khoán này đó là cấu tạo bao gồm ba cây nến. Đối với mô hình ba cây nến trong chứng khoán sẽ thể hiện cho nhà đầu tư biết đang có một lượng lớn cầu đang dần được đẩy vào thị trường.

a. Mô hình ba cây nến tăng

Mô hình ba cây nến tăng được gọi tên tiếng anh là Bullish ba Method Formation. Đối với mô hình ba cây nến tăng sẽ có ba thân nến nhỏ màu đỏ nằm giữa hai cây nến dài màu xanh, hai cây nến xanh dài sẽ bao phủ hết toàn bộ ba cây nến nhỏ đỏ giảm này. Khi này thị trường sẽ có sự biến động nhẹ.

Mô hình ba cây nến trong nến chứng khoán
Mô hình ba cây nến trong nến chứng khoán

b. Mô hình ba cây nến giảm

Mô hình ba cây nến giảm với tên gọi tiếng anh là Bearish ba Method Formation. Mô hình nến này ngược lại với ba cây cây nến tăng. Ở mô hình ba cây nên giảm sẽ là bộ ba cây nến xanh nhỏ, ba cây nến này nằm gọn trong hai cây nến đỏ dài.

Mô hình ba cây nến giảm (Bullish 3 Method Formation)
Mô hình ba cây nến giảm và tăng (Bullish 3 Method Formation)

III. Sử dụng nến chứng khoán ở đâu?

Hầu hết các biểu đồ kỹ thuật đều cung cấp mô hình nến Nhật, như Amibroker, Tradingview, Investing, Metatrader… Phổ biến trong đó là nến Nhật trên Amibroker, Nhà đầu tư có thể dễ dàng tùy biến hoặc tạo ra các điểm mua/bán theo mô hình nến Nhật. Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm bài viết về Amibroker.

Điểm mua/bán trên Amibroker và sử dụng nến Nhật
Điểm mua/bán trên Amibroker và sử dụng nến Nhật

Bài viết trên là những thông tin cơ bản về các mô hình nến chứng khoán thể hiện tất cả sự biến động của thị trường. Các nhà đầu tư nên nắm được các mô hình nến chứng khoán, các mô hình nến cổ phiếu, nến cổ phiếu là gì? Để từ đó giúp cho việc áp dụng các mô hình nến này trong chiến lược giao dịch. Hy vọng với các thông tin hữu ích trên giúp nhà đầu tư có thêm kiến thức tổng quan và cơ bản về các mô hình nến chứng khoán.

Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *