Hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán đều rất quen thuộc với các thuật ngữ nhóm mã, lệnh giao dịch hay bảng giá chứng khoán. Và ít ai để ý tới phương thức giao dịch thỏa thuận (viết tắt GDTT). Nên trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu về giao dịch thỏa thuận là gì? Cũng như quy định chi tiết về việc thực hiện các giao dịch thỏa thuận.
1. Giao dịch thỏa thuận là gì?
Giao dịch thỏa thuận là những giao dịch do các nhà đầu tư hay các thành viên tự thỏa thuận với nhau về giá cả và khối lượng. Giá thỏa thuận phải nằm trong biên độ dao động giá tại ngày giao dịch.
Giao dịch thỏa thuận chứng khoán chính là loại giao dịch được thực hiện giữa các nhà đầu tư chứng khoán (có thể là các nhân hoặc tổ chức). Tại các giao dịch này, hai bên mua và bán sẽ tự thỏa thuận với nhau về giá cả và khối lượng chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu,….) thông qua các hợp đồng chào bán hoặc Sở giao dịch. Số lượng chứng khoán đã bán hoặc chưa bán hết sẽ báo cho công ty chứng khoán.
Các công ty chứng khoán khi này sẽ có trách nhiệm nhập lệnh giao dịch và kết thúc giao dịch thỏa thuận giữa hai bên. Điểm lưu ý đó là giá thỏa thuận buộc phải nằm trong khoảng biên độ dao động giá tại ngày giao dịch.
Đối với các trường hợp công ty chứng khoán nhập sai lệnh giao dịch của nhà đầu tư thì sẽ cần phải xuất trình lệnh gốc và được sự chấp thuận bởi Sở giao dịch và đối tác thì mới được sửa.
Đối với các chỉ số trên sàn như HNX-Index, VN-Index, UPCOM-Index,…. hoàn toàn không dựa trên giá trị giao dịch để tính toán. Các nhà đầu tư cần lưu ý giao dịch thỏa thuận cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ không được thể hiện trong ngày đầu tiên niêm yết/ đăng ký giao dịch trên sàn.
2. Đặc điềm của giao dịch thỏa thuận trong chứng khoán
Đối với các GDTT trong chứng khoán đều có các đặc điểm chung đó là:
- Giao dịch sử dụng điều kiện giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tương tự như với giao dịch khớp lệnh.
- Giao dịch phải được thực hiện trong một hạn mức giao dịch phù hợp không được vượt quá quy định của pháp luật để không vị phạm quy định về làm giá, thao túng thị trường chứng khoán.
- Đối với các lệnh trong giao dịch thì cần phải có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10.000 cổ phiếu hoặc 3000 trái phiếu. Tức là khối lượng chứng khoán trong GDTT là rất lơn và thường là lô chẵn.
- Giá GDTT buộc phải nằm trong biên độ dao động giá của ngày giao dịch. Điều này sẽ hỗ trợ cho thị trường chứn khoán ổn định, giá thỏa thuận sẽ không quá cao hoặc quá thấp so với mặt bằng của thị trường.
Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư khi và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. Tải trên IOS, ANDROID.
3. Quy định thực hiện giao dịch thỏa thuận trong chứng khoán
a. Quy định thực hiện GDTT
Nhà đầu tư khi thực hiện một giao dịch thỏa thuận sẽ cần phải có bên mua và bên bán, đối với đối tượng đối tác khác nhau thì sẽ có quy trình thực hiện khác nhau. Dưới đây là chi tiết quy trình thực hiện GDTT khi xác định được đối tác và không xác định được đối tác. Cụ thể như sau:
- Giao dịch khi nhà đầu tư xác định được đối tác
Nhà đầu tư khi đã xác định được đối tác của mình sẽ thực hiện các GDTT theo các bước sau đây:
- Bước 1: Bên mua và bên bán sẽ cần tự thỏa thuận với nhau về mức giá, khối lượng và hình thức thanh toán của giao dịch.
- Bước 2: Hai bên sẽ cần thông báo cho công ty chứng khoán của mỗi bên
- Bước 3: Các công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc nhập lệnh giao dịch vào hệ thống và sở giao dịch chứng khoán sẽ tổng hợp lại kết quả giao dịch vào cuối phiên giao dịch.
- Giao dịch khi nhà đầu tư chưa xác định được đối tác
Đối với trường hợp nhà đầu tư chưa xác định được đối tác của mình thì quy trình thực hiện giao dịch sẽ như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, nhà đầu tư cần phải liên hệ với công ty chứng khoán để đặt các lệnh chào bán và chào mua
- Bước 2: Các công ty chứng khoán nhập lệnh vào hệ thống và lệnh mua/bán này sẽ hiển thị trên hệ thống chính của Sở giao dịch và công ty chứng khoán.
- Bước 3: Từ các thông tin trên cổng chính này, các công ty chứng khoán sẽ liên lạc với nhau và từ đó hỗ trợ nhà đầu tư tìm được đối tác.
- Bước 4: Sau khi đã đạt được thỏa thuận thì các công ty chứng khoán sẽ tiến hành thực hiện lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.
b. Quy định GDTT ở 2 sàn HNX và HSX
Tại mỗi sàn giao dịch sẽ có những quy định riêng về giao dịch chứng khoán khác nhau. Cụ thể như sau:
Sàn HoSE | Sàn HNX | |
Khối lượng giao dịch |
|
|
Hình thức thanh toán |
|
|
4. Điểm lưu ý trong thực hiện GDTT
Trong quá trình thực hiện giao dịch thỏa thuận nhà đầu tư cần nắm được một số lưu ý sau đây:
- Mỗi GDTT sẽ đều có hạn mức tối đa hay tổi thiểu nên các nhà đầu tư cần chú ý đến giao dịch chứng khoán cho đúng, không vi phạm quy định của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán cũng như của Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
- Lệnh GDTT chứng khoán sẽ chỉ có hiệu lực trong ngày và không được hủy.
- Cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ sẽ không được giao dịch trong ngày đầu tiên niêm yết
- Trong quá trình giao dịch, trường hợp công ty chứng khoán nhập sai lệnh thỏa thuận thì nhà đầu tư sẽ được phép chỉnh sửa nhưng cần xuất trình lệnh gốc.
- Hai bên cần xác nhận giao dịch khi tiến hàng giao dịch thỏa thuận. Khi đã thực hiện xác nhận giao dịch với các điều khoản chung, quá trình giao dịch sẽ tiến hành theo quy định chung. Sau khi tất cả các quy trình giao dịch kết thúc thì việc xác nhận kết quả số dư chứng khoán và quy trình thanh toán bù trừ sẽ được thực hiện như giao dịch khớp lệnh.
Như vậy, thông qua định nghĩ về giao dịch thỏa thuận là gì? Đặc điểm và quy định trong thực hiện GDTT chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về GDTT để từ đó thực hiện đúng quy định của giao dịch này.
Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán, Khóa học chứng khoán…. Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.