FA chứng khoán là gì? Hướng dẫn cơ bản phân tích FA trong chứng khoán

Tham gia đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng đến công cụ và phương pháp để phân tích, nhận định từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Trong đó kỹ thuật phân tích cơ bản nhất đó là FA – FA là phương pháp quan trọng để định giá giá trị 1 chứng khoán so với giá hiện hành. Vậy FA chứng khoán là gì? Phân tích cơ bản FA trong chứng khoán là gì? Cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.

1. FA chứng khoán là gì?

FA chứng khoán là gì? FA chứng khoán là một mảng phân tích quan trọng, giúp đánh giá 1 chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành. Điều này sẽ khẳng định được giá trị thực của 1 công ty có mối quan hệ mật thiết ra sao với các đặc tính tài chinh như: Tiềm năng phát triển, những rủi ro mà công ty có thể gặp phải, dòng tiền mặt,….Với bất kỳ một sự chênh lệch hướng nào so với giá trị thực cũng có thể là biển hiện cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.

Phân tích cơ bản FA viết tắt Fundamental Analysis là một cách tiếp cận được các nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị nội tại cơ bản (đó còn gọi là giá trị thực) của một công ty hoặc cổ phiếu thông qua các nghiên cứu về ngành, dữ liệu và báo cáo tài chính của công ty, ngoài ra còn có các yếu tố khác như chu kỳ kinh tế, tính thời vụ,…. Với bất kỳ một sự chênh lệch hướng nào so với giá trị thực cũng có thể là biển hiện cho thấy cổ phiếu đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.

FA chứng khoán là gì
FA chứng khoán là gì

Để có chiến lược đầu tư dài hạn bao giờ cũng phải đủ các yếu tố của phân tích cơ bản đó là:

  • Mối quan hệ giữa giá trị cổ phiếu hiện hành và các chỉ báo tài chính được đo lường
  • Mối quan hệ có ổn định trong một thời gian dài nhất định không
  • Những sai lệch của mối quan hệ có được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.

Khi nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để lựa chọn đầu tư chứng khoán có tiềm năng tốt nhưng bị thị trường đánh giá thấp thì đó là phương thức đầu tư giá trị.

Ngoài phân tích cơ bản FA thì phân tích kỹ thuật TA – Technical analysis là một phương pháp phân tích chứng khoán dự báo hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ, chủ yếu là giá cả và khối lượng.

2. Ưu điểm và nhược điểm FA chứng khoán

+ Ưu điểm của FA chứng khoán đó là:

  • Phương pháp FA chứng khoán là phương pháp luận hữu ích trong việc đánh giá các doanh nghiệp theo cách mà việc phân tích kỹ thuật đơn giản không thể so sánh được. Đây là điểm khởi đầu quan trọng dù ở bất cứ giao dịch nào.
  • FA chứng khoán được dùng trong các thị trường truyền thống bởi dựa trên những kỹ thuật đã được thử – kiểm cùng các dữ liệu kinh doanh có sẵn hay ít.
  • Khi nhà đầu tư thực hiện một cách chính xác, FA cung cấp đến một nền tảng để xác định nên các cổ phiếu hiện đang bị định giá thấp hay cao để đánh giá đúng giá trị của chúng theo thời gian.
Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản FA
Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản FA

+ Nhược điểm của FA chứng khoán

  • Để xác định được giá trị nội tại của một cổ phiếu thì cần một quá trình và tốn nhiều thời gian, khi này đòi hòi nhiều hơn là việc chỉ đưa ra những con số vào các công thức. Nên cần nhiều yếu tố, cẩn thận đánh giá, phân tích.
  • Đối với phân tích cơ bản FA chứng khoán phù hợp hơn với những giao dịch dài hạn thay vì các giao dịch ngắn hạn.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. 

Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao cho nhà đầu tư
Robot chứng khoán Dstock đem đến hiệu quả chính xác cực cao cho nhà đầu tư

3. Các chỉ báo sử dụng trong FA chứng khoán

Một số chỉ bảo sử dụng trong FA chứng khoán nhà đầu tư tham khảo và sử dụng đó là:

  •  Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu EPS

EPS viết tắt là Earning Per Share – Đây là chỉ số tài chính quan trọng trong chứng khoán thể hiện lợi nhuận sau thế của một cổ phiếu.

Công thức tính EPS: EPS = Lợi nhuận sau thuế / Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành

Đối với chỉ số EPS được chia thành 2 loại chính:

+ EPS cơ bản : Đây là lợi nhuận cơ bản trên một cổ phiếu,loại này phổ biến hơn so với EPS pha loãng và có công thức tính:

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành

+ EPS pha loãng : Được sử dụng với các doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cố phiếu phát hành thêm và các cổ phiếu ưu đãi. Các cổ phiếu này sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai.

EPS của doanh nghiệp sẽ tăng thay đổi do sự gia tăng số lượng tham giá của các cổ phiếu thường không có thêm nguồn tiền vào nên sẽ làm giảm thu nhập của mỗi cổ phiếu.

EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / ( Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Nhà đầu tư nên sử dụng chỉ số EPS kết hợp cùng với những chỉ báo khác để đánh giá tiềm năng của một cổ phiếu từ đó có nhận định tốt để đưa ra quyết định đầu tư.

  • Hệ số giá trên thu nhập (P/E)

Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) là cách định giá doanh nghiệp bằng cách so sánh giá cổ phiếu với chỉ số EPS theo công thức sau:

P/E = P/EPS

Trong đó:

  • P (Market Price): Giá cổ phiếu thị trường
  • EPS: Lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu
  • Khi EPS > 0 thì có thể tính và định giá cổ phiếu theo P/E
  • Khi P = P/E x EPS
  • Khi EPS < 0 thì không nên áp dụng được tính P/E chỉ cần dùng chỉ số P/B ( tỷ số thể hiện giá cổ phiếu gấp bao nhiêu lần tài sản ròng), chỉ số này tại báo cáo chính của doanh nghiệp.

Đối với tỷ lệ P/E sẽ giúp nhà đầu tư xác định được 1 cổ phiếu có được định giá cao hay không (khi tỷ lệ này cao) hoặc định giá thấp ( khi tỷ lệ này thấp hơn). Một ý tưởng tốt khi xem xét con số giá cổ phiếu dự kiến bằng cách so sánh với tỷ lệ P/E của doanh nghiệp. Lưu ý cho nhà đầu tư đó là quy tắc này cần phải kết hợp với các định lượng và định tính khác sẽ cho kết quả có độ chính xác cao.

Hệ số giá trên thu nhập (PE)
Hệ số giá trên thu nhập (PE)
  • Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B – Price-to-Book ratio)

Tỷ lệ so sánh giá của 1 cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó là chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá /Giá trị sổ sách). Cách tính tỷ lệ này đó là lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất cổ cổ phiếu đó, công thức cụ thể đó là:

P/B = Giá cổ phiếu / (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ)

Điểm hạn chế của chỉ số này đó là tỷ lệ P/B là nó phù hợp với việc đánh giá doanh nghiệp “nặng về tài sản” hơn nhưng doanh nghiệp không có nhiều tài sản vật chất sẽ không thể hiện được.

  • Tỷ lệ giá/thu nhập so với tăng trưởng (PEG – Price/Earning To Growth)

Đây là tỷ lệ giá thu nhập so với tăng trưởng là tỷ lệ giá/ thu nhập (P/E) của cố phiếu chia cho tốc độ tăng trưởng thu nhập của công ty trong thời gian xác định, cụ thể công thức PEG đó là:

PEG = P/E/Tốc độ tăng trưởng thu nhập

+ Tốc độ tăng trưởng thu nhập là một ước tính về tăng trưởng thu nhập được dự đoán của công ty trong 1 thời gian xác định.

Chỉ số PEG được nhà đầu tư sử dụng ưu chuộng hơn P/E bởi chỉ số PEG dùng để tính toán giá trị tiềm năng của 1 cổ phiếu hơn P/E và chỉ số EPG có tính đến tốc độ tăng trưởng dự kiến của công ty.

4. So sánh phân tích cơ bản FA và phân tích kỹ thuật TA

Trên thị trường ngoại hối có 2 công cụ phân tích đó là phân tích kỹ thuật TA và phân tích cơ bản FA. Để biết mình phù hợp với phương pháp phân tích nào các nhà đầu tư có thể tham khảo dưới đây là so sánh giữa phân tích FA chứng khoán và TA qua một số tiêu chí

+ Mục tiêu:

  • FA : Phân tích cơ bản giúp nhà đầu tư xác định ra giá trị nội tại của cổ phiếu
  • TA : Qua việc phân tích dự đoán về biến động giá cổ phiếu trong tương lai, từ đó xác định điểm mua và bán cổ phiếu

+ Nguồn dữ liệu

  • FA : Có tại các báo cáo tài chính, sự kiện và thống kê ngành
  • TA : Nhà đầu tư quan sát phân tích biểu đồ, đồ thị
Sự khác nhau của phân tích cơ bản FA và phân tích kỹ thuật TA
Sự khác nhau của phân tích cơ bản FA và phân tích kỹ thuật TA

+ Phương pháp phân tích

  • FA : Phân tích kinh tế vĩ mô, ngành, công ty
  • TA : Dựa vào các chỉ số RSI, MACD,..biến động giá và diễn biến đồ thị

+ Thời gian áp dụng:

  • FA : Dài hạn
  • TA : Trung hạn và ngắn hạn

5. Sự kết hợp giữa FA và TA trong chứng khoán

Nhà đầu tư khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản FA chứng khoán hay phân tích kỹ thuật TA thì đều trả lời cho câu hỏi:

  • Mua khi nào? Mua giá nào
  • Bán khi nào? Bán giá nào

Tại thị trường tài chính chứng khoán khắc nghiệt khi nhà đầu tư trả lợi được 4 câu hỏi này rõ ràng thì nhà đầu tư đã có thể đứng và tồn tại bền vững tại thị trường.

  • FA chứng khoán giúp nhà đầu tư xác định cơ bản nội tại, khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng FA chứng khoán thì tỷ lệ thắng chỉ 50%. Nếu chỉ nhìn vào FA và đưa ra quyết định mua lúc giá đang downtrend thì giá trị tài sản vẫn giảm theo thời gian, bởi ảnh hưởng tâm lý, gồng lỗ, tốn thời gian, chưa tối ưu được vòng vốn.
  • TA chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư nhìn được lịch sử giá, lịch sử tăng trưởng của doanh nghiệp qua từng giai đoạn của cổ phiếu, TA sẽ phân tích hành vi đám đông, điều đó cho thấy điểm mua/bán tốt. Bên cạnh đó, TA không phản ánh được tiềm năng tăng trưởng và giá trị của doanh nghiệp qua vài cây nến hay các đường trendline. Tỷ lệ thắng TA chỉ 50%.
Sự kết hợp giữa phân tích cơ bản FA chứng khoán và phân tích kỹ thuật TA
Sự kết hợp giữa phân tích cơ bản FA chứng khoán và phân tích kỹ thuật TA

Qua đây có thể thấy khi kết hợp đầu tư FA chứng khoán cùng TA sẽ cho ra chiến lược hiệu quả hơn:

  • FA chứng khoán tốt + TA tốt thì nên nắm giữ cổ phiếu tiếp tục
  • FA chứng khoán tốt + TA quá cao thì nên cân nhắc việc bán cổ phiếu
  • FA chứng khoán tốt + TA xấu, quá thấp thì nên cân nhắc việc mua cổ phiếu
  • FA chứng khoán xấu + TA tốt, quá cao thì nên cân nhắc việc bán cổ phiếu
  • FA chứng khoán xấu + TA xấu hãy bán cổ phiếu bằng mọi giá

Các nhà đầu tư lớn đều đánh giá doanh nghiệp bằng FA và mua bán bằng TA, nhà đầu tư thường có các phương pháp giao dịch và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc mua và bán khi thị trường có tín hiệu mua vào hoặc bán ra. Chính quy tắc thu lợi hàng tỷ đô la chỉ từ vốn ban đầu vài nghìn đô la.

Bên cạnh đó cũng có các nhà đầu tư luôn giữ những quan điểm giá cổ phiếu giảm mà vẫn nắm giữ với niềm tin tăng trở lại trong khi cổ phiếu đó đang mất giá hàng ngày, hàng giờ. Tham gia thị trường chứng khoán đầu tư cần có sự linh hoạt giữa quá trình đàu tư và đầu cơ. Hiện nay đa số các nhà đầu tư thua lỗ nhiều hơn đầu cơ do không xác định được điểm cắt lỗ ban đầu và tin tưởng vào cổ phiếu đang nắm giữ.

Như vậy, qua bài viết nhà đầu tư đã hiểu về FA chứng khoán là gì? Sự kếp hợp giữa FA chứng khoán và TA trong đầu tư để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bởi mỗi phương pháp có những điểm mạnh riêng. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết giúp nhà đầu tư có thêm kiến thức cơ bản về 2 phương pháp phân tích khi tham giá thị trường và vận dụng hiệu quả đem lại lợi nhuận cao.

Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *