[ 3 Tips] Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Công thức tính và cách giao dịch chỉ báo trong chứng khoán

Công cụ mô tả xu hướng thị trường cũng như dự báo sự đảo chiều trong tương lai đó là chỉ báo Parabolic SAR. Đây được coi là  công cụ hỗ trợ nhà đầu tư để đưa ra quyết định giao dịch khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chỉ báo Parabolic SAR là gì? Công thức tính và cách giao dịch chỉ báo. 

1. Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Chỉ báo Parabolic SAR được phát triển bởi Welles Wilder đây là chỉ báo kỹ thuật dựa trên giá và thời gian. Wilder được gọi là hệ thống giá/ thời gian Parabol. SAR viết tắt của Stop an reverse – dừng vào đảo ngược. Đây là chỉ báo thực tế được sử dụng trong hệ thống. SAR bám sát giá khi xu hướng kéo dài theo thời gian. 

Parabolic SAR là một chỉ báo hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định mua, bán cổ phiếu một cách đúng đắn để sinh lời trong thị trường biến động tăng hoặc giảm. 

Chỉ báo này thường được biểu thị trong biểu đồ của cổ phiếu dưới dạng một tập hợp các dấu chấm và đặt gần đồ thị giá. Khi giá của cổ phiếu tăng lên, các đường chấm cũng sẽ tăng theo và nhịp độ phụ thuộc vào xu hướng. 

Chỉ báo Parabolic SAR là gì?
Chỉ báo Parabolic SAR là gì?

Các dấu chấm này nằm trên đường giá cổ phiếu và nó sẽ dự báo một xu hướng giảm đây cũng là tín hiệu bán ra. Nếu khi các dấu chấm di chuyển xuống dưới giá, chỉ báo sẽ cho thấy xu hướng tăng giá của cổ phiếu và đây là tín hiệu nhà đầu tư nên mua vào. 

Đồng thời nhà đầu tư có thể dựa vào chính sự thay đổi hướng của chỉ báo Parabolic SAR để đưa ra các quyết định nên mua vào hay bán ra. Tuy nhiên, chỉ báo này chỉ hoạt động tốt nhất trong thị trường có xu hướng với các đợt tăng hoặc giảm giá kéo dài và sẽ không chính xác khi giá cổ phiếu đi ngang (trạng thái sideway). 

2. Công thức tính chỉ báo Parabolic SAR

Chỉ báo này sử dụng giá cao nhất và thấp nhất cũng như hệ số gia tốc để xác định vị trí điểm báo SAR sẽ được hiển thị. Công thức tính cụ thể như sau: 

  • Trường hợp xu hướng tăng: 

PSAR = SAR hiện tại + AF (EP – SAR hiện tại) 

  • Trường hợp xu hướng giảm:

PSAR = SAR hiện tại – AF (SAR hiện tại – EP)

Trong đó: 

EP: điểm cực trị đây là mức cao nhất xu hướng tăng hoặc mức thấp nhất xu hướng giảm

AF: hệ số gia tốc (nền tảng để giá trị mặc định là 0,02. Giá trị tăng 0,02 mỗi khi có EP mới nhưng tối đa giới hạn là 0,2)

Chính kết quả thu về tạo ra đường chấm, bên dưới hoặc bên trên đường giá, hỗ trợ xác định xu hướng của giá. 

Nhà đầu tư khi sử dụng chỉ báo Parabolic SAR này sẽ có được các lợi thế: 

  • Hỗ trợ trong việc xác định xu hướng lên xuống của giá
  • Chỉ báo luôn đưa ra các tín hiệu tốt trong thị trường có xu hướng tăng, giảm rõ rệt. 
  • Nhà đầu tư khi sử dụng chỉ báo sẽ cho các tín hiệu thoát lệnh khi một đảo chiều có thể xảy ra

Bên cạnh đó khi sử dụng chỉ báo Parabolic SAR nhà đầu tư cần lưu ý chỉ báo tạo ra các tín hiệu sai khi thị trường bắt đầu đi ngang nên không có biến động, chỉ báo sẽ di chuyển qua lại xung quanh thanh giá và điều này sẽ tạo ra các tín hiệu sai lệch.

Nhà đầu tư khi mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới nhập mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương. Nhà đầu tư sử dụng hoàn toàn miễn phí, phần mềm Dstock, phần mềm hỗ trợ điểm báo mua,bán cổ phiếu Dchart, chứng quyền, phái sinh chính xác cao. Phần mềm Dstock có cả trên IOS hoặc trên ANDROID. 

Dstock và Dchart là phần mềm ứng dụng hỗ trợ xác định điểm mua, bán chính xác cực cao
Sử dụng thêm công cụ Dstock và Dchart để hỗ trợ xác định điểm mua, bán chính xác cực cao

3. Cách giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR với các công cụ khác

  • Chỉ báo PSAR kết hợp với vùng hỗ trợ và kháng cự

Nhà đầu tư khi sử dụng đường PSAR và thấy xuất hiện trong vùng kháng cự mạnh nhà đầu tư có thể đặt lệnh bán ngay khi nến giá đóng. Nhưng nếu PSAR nằm dưới khu vực hỗ trợ mạnh thì khả năng cao là tín hiệu sai và nhà đầu tư khi này không nên vào lệnh bán.

  • Trường hợp khi kết hợp với kênh giá

Với giao dịch cùng chiều: Đường PSAR sẽ xuất hiện dưới đường giá và giá đi vào vùng hỗ trợ trong xu hướng tăng đó thời điểm nên vào lệnh mua. Đường PSAR nằm bên trên đường giá và giá đi vào vùng kháng cự của xu hướng tăng thời điểm này nên đặt lệnh bán. 

Với giáo dịch đảo chiều: Khi xu hướng tăng có thể đợi vào lệnh bán khi giá chạm vào kháng cự và PSAR nằm trên đường giá. Khi xu hướng giảm nên thực hiện lệnh mua khi PSAR nằm dưới vùng hỗ trợ và giá chạm vào kháng cự. 

Ngoài ra nhà đầu tư có thể sử dụng đường PSAR với công cụ đường trung bình động (MA) và biểu đồ hình nến. Giả sử khi giá tài sán xuống đường trung bình động dài hạn nó xác nhận tín hiệu bán được tạo ra bởi PSAR. Giá nằm trên đường trung bình động thì nhà đầu tư nên tập trung vào các tín hiệu mua. 

Sự Kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với vùng kháng cự
Sự Kết hợp chỉ báo Parabolic SAR với vùng kháng cự

Qua bài viết trên đây, chúng tôi chia sẻ tới nhà đầu tư về chỉ báo Parabolic SAR là gì? Công thức tính và cách giao dịch chỉ báo với trong đầu chứng khoán. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên nhà đầu tư sẽ hiểu hơn vể chỉ báo này và vận dụng chỉ báo đúng cách để thu về lợi nhuận cao nhất khi giao dịch. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo một số dịch vụ chứng khoán chúng tôi đang cung cấp đó là: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Youtube chứng khoán,..Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *