[4 Tips] Call Margin là gì? Cách tính Call Margin và khi nào bị Call Margin trong chứng khoán?

Khi nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán và tham gia ký quỹ Margin thì thuật ngữ Call Margin đã quá quen thuộc và đặc biệt trong bối cảnh thị trường nhiều bất ổn. Vậy Call Margin là gì? Khi nào nhà đầu tư bị Call Margin và cách khắc phục như nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây để hiểu hơn về thuật ngữ này.

Videos Call Margin chứng khoán là gì, Force sell là gì?

1. Call Margin là gì?

Trước khi tìm hiểu Call Margin là gì? Cùng tìm hiểu về khái niệm Margin là gì? Margin hay chính là giao dịch kỹ quỹ là đòn bẩy tài chính mà nhà đầu tư sử dụng với mục đích vay tiền của công ty chứng khoán để phục vụ đầu tư, trong đó chứng khoán vừa mua được sử dụng làm tài sản ký quỹ cho khoản vay đó.

Điều này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tối ưu được nguồn vốn sẵn có để gia tăng lợi nhuận trong trường hợp thị giá cổ phiếu tăng cao hơn lãi suất vay Margin mà nhà đầu tư trả cho công ty chứng khoán. Như vậy mức rủi ro nhà đầu tư phải đối mặt cũng sẽ hơn cao hơn.

Vậy Call Margin là gì? Đó là lệnh gọi ký quỹ và là trường hợp công ty chứng khoán báo đến nhà đầu tư đề nghị gia tăng số lượng chứng khoán thế chấp hoặc nộp thêm tiền để đảm bảo an toàn cho khoản vay. Hay cũng chính là thông báo từ sàn môi giới tới nhà đầu tư cần nạp thêm tiền vào khoản chứng khoán để duy trì lệnh đang lỗ nếu không sẽ phải đóng tất cả các lệnh.

Call Margin là gì? Call Margin là thông báo đến các nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán
Call Margin là gì? Call Margin là thông báo đến các nhà đầu tư đã vay tiền để mua chứng khoán

Mức margin sẽ được quy định cụ thể tùy theo từng sàn giao dịch cũng như loại tài khoản của nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư cần biết đến thuật ngữ giải chấp chứng khoán. Giải chấp ở đây được hiểu đó là nếu sau thời gian T+2 (2 ngày) tính từ thời điểm nhận được thông báo mà nhà đầu tư vẫn chưa làm giẩm tỷ lệ nợ về mức an toàn thì cố phiếu trong danh mục của nhà đầu tư sẽ bị công ty chứng khoán đem ra bán giải chấp.

2. Cách tính Call Margin

Nhà đầu tư khi gặp trường hợp bị Call Margin thì dưới đây là công thức tính giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung:

  • Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.
  • Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ – Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.
Công thức tính giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung
Công thức tính giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung

Ví dụ thực tế:

Tại một công ty chứng khoán A có tỷ lệ ký quỹ là 40%. Nhà đầu tư X muốn mua 300 triệu đồng cho cổ phiếu B với vốn ban đầu là 200 triệu. Nhà đầu tư quyết định ký quỹ Margin để vay 100 triệu. Tổng giá trị cổ phiếu B được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Trong thời gian biến động thị trường đã làm giá cổ phiếu B giảm 50%, tương đương giá trị tài sản cũng giảm 50%.

Sô tiền lỗ = Tổng sức mua x giá cổ phiếu giảm = 300 x 50% = 150 triệu

Giá trị cổ phiếu còn lại = Tổng sức mua – số tiền lỗ = 300 – 150 triệu = 150 triệu

Khoản vay 100 triệu khi này vẫn không thay đổi

Tài sản ròng thực tế = giá trị cổ phiếu còn lại – khoản vay từ đòn bảy = 150 – 100 = 50 triệu

Mức ký quỹ thực tế = tài sản ròng thực tế / giá trị cổ phiếu còn lại = 50/100 x 100% = 33 %

Mức ký quỹ thực tế lúc này thấp hơn tỷ lệ ký quỹ tại công ty 33% < 40% => Nhà đầu tư khi này nhận được thông báo Call Margin

Khi này nhà đầu tư cần thực hiện áp dụng theo công thức tính để thực hiện bổ sung đảm bảo cho việc đầu tư được liên tục và không bị gián đoạn.

Nhà đầu tư thực hiện mở tài khoản chứng khoán tại VPS nhập mã giới thiệu hoặc chuyển ID về 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thu Phương sẽ được hỗ trợ sử dụng phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ hỗ trợ nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Robot Dstock đã có trên nền tảng IOS, ANDROID

Sử dụng Robot chứng khoán Dstock trong đầu tư chứng khoán đạt hiệu quả chính xác cực cao
Sử dụng Robot chứng khoán Dstock trong đầu tư chứng khoán đạt hiệu quả chính xác cực cao

3. Khi nào bị Call Margin trong chứng khoán

Các nhà đầu tư khi đang có giao dịch ký quỹ với một công ty chứng khoán thì sẽ đều phải đối mặt với nguy cơ bị Call Margin. Đó là Khi giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư bị giảm quá tỷ lệ an toàn thì khi này công ty chứng khoán sẽ thông báo để yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu.

Mỗi sàn giao dịch đều có quy định mức khác nhau và khi giá trị tài sản ròng trên tổng giá trị cổ phiếu bị giảm vượt quá tỷ lệ sàn cho phép, CTCK sẽ gửi các thông báo Call Margin qua email và tin nhắn để yêu cầu nhà đầu tư có phương án xử lý.

Để xác định nguy cơ bị Call Margin nhà đầu tư có thể xem theo dấu hiệu với nội dung sau:

  • Biến động của thị trường làm thay đổi giá của cổ phiếu: Trong khi đó, nhà đầu tư mua phải chứng khoán không có tiềm năng tăng trưởng, công ty phát hành có kết quả kinh doanh không tốt và làm giảm lợi nhuận, cổ tức cho cổ đông, các rủi rỏ lãi xuất xảy ra,.. từ đó sẽ kéo theo giá chứng khoán sẽ bị giảm sâu.
  • Khị thị trường giảm điểm cũng sẽ tác động đến giá trị của cổ phiếu: Tỷ lệ Margin có thể quyết định sự bám trụ của nhà đầu tư, khi toàn bộ nền kinh tế đảo chiều lao dốc. Cụ thế trường hợp nếu dùng tỷ lệ Margin là 1:1 thì nhà đầu tư sẽ lỗ một lượng tương ứng. Nhưng nếu dùng tỷ lệ đòn bẩy 1:3 thì nhà đầu tư sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường.
Nên nắm được các dấu hiệu để không bị Call Margin trong chứng khoán
Nên nắm được các dấu hiệu để không bị Call Margin trong chứng khoán

4. Một số lưu ý cho nhà đầu tư

Call Margin là một thuật ngữ chứng khoán gây ám ảnh đối với các nhà đầu tư khi tham gia ký quỹ và là điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn gặp phải. Vậy nên, dưới đây là một số lưu ý nhà đầu tư nên biết:

  • Không mua vào bằng Margin khi cổ phiếu giảm mạnh

Khi mua vào bằng Margin khi thị trường đang giảm xuống thấp thì điều này sẽ làm tăng mức độ rủi ro của nhà đầu tư lên gấp nhiều lần. Trường hợp giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc thì tài khoản của nhà đầu sẽ càng bị nghiêm trọng.

  • Nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư

Nhà đầu tư không nên lựa chọn “cho trứng vào một tổ” mà hãy thực hiện đa dạng hóa danh mục của mình. Chính từ việc phân bổ các danh mục đầu tư sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tránh được nguy cơ giảm giá trị của một chứng khoán đơn lẻ và sẽ dẫn đến bị thông báo. Ngoài ra, hãy bán bớt những chứng khoán yếu để giảm áp lực và chuẩn bị cho hoạt động tái cơ cấu khi thị trường phục hồi.

  • Cơ cấu danh mục khi thị trường đã có dấu hiệu phục hồi

Thị trường khi có dấu hiệu phục hồi, nhà đầu tư thường xuyên sẽ có tâm lý gỡ. Nhiều nhà đầu tư “Full Margin” sau khi vừa bị bán giải chấp. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì nếu đó là bulltrap thì nhà đầu tư sẽ cần nhiều thời gian để cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.

Một số lưu ý nhà đầu tư nên biết về Margin
Một số lưu ý nhà đầu tư nên biết về Margin

Trên đây là toàn bộ thông tin về Call Margin là gì? cùng những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này nhà đầu tư sẽ hiểu và nắm được về Call Margin cũng như những điểm lưu ý cần biết. Trên thực tế Margin là một công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư có thêm cơ hội để gia tăng lợi nhuận nhưng cũng cần nhà đầu tư tìm hiểu kiến thức và kinh nghiệm nhất định để sử dụng.

Nhà đầu tư khi tham già thị trường chứng khoán cũng cần tìm hiểu về các khái niệm cơ bản để sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ cho quá trình đầu tư chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về Margin chứng khoán là gì? Cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả có thể tham khảo tại bài viết

Nhà đầu tư tham khảo thêm về một số dịch vụ hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Khóa học chứng khoán, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,… hoặc truy cập trực tiếp website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

Bài viết liên quan
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *