Một trong các nền tảng cơ bản của phương pháp phân tích kỹ thuật trong chứng khoán đó là Lý thuyết Dow. Nhà đầu tư khi hiểu rõ về các nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow sẽ phần nào hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Vậy lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Lý Thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là một tập hợp 6 nguyên tắc được dùng để xác định xu hướng biến động của thị trường và được xem là tiền đề, nền tảng, là cơ sở hệ thống đầu tiên để phát triển nhiều chỉ số quan trọng trong phân tích kỹ thuật như” chỉ số RSI, trendline, MACD, sóng Elliott,…
Nói về lý thuyết Dow thì phải nhắc tới Charles.H.Dow ông là cha đẻ của chỉ số này. Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Sterling lớn lên ông bắt đầu sự nghiệp là một nhà báo. Đến năm 1889 ông thành lập “Công ty Dow Jone” và công bố về chỉ số đầu tiên – chỉ số Dow Jone đại diện cho sự chuyển động của thị trường chứng khoán.
Ông phân tích dựa trên 2 chỉ số cơ bản đó là chỉ số công nghiệp Dow Jone và chỉ số đường sắt Dow Jone. Sau khi Dow mất năm 1902, người kế tiếp ông làm biên tập tại nhật báo William.P. Hamilton đã tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu về lý thuyết này và sau 27 năm nghiên cứu, viết các bài báo ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow hiện nay.
Nguyên tắc xây dựng lý thuyết Dow đó là coi thị trường chứng khoán là thước đo nền kinh tế quốc gia. Khi tìm hiểu về lý thuyết Dow thì điểm đầu tiên cần quan tâm đến chính là chỉ số trung bình giá của thị trường.
2. Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Trong quá trình nguyên cứu về lý thuyết Dow thì có 6 nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow cần lưu ý và chú trọng cụ thể như sau:
a. Nguyên lý 1 – Thị trường phản ánh lên tất cả
Đây được coi là nguyên tắc cơ bản nhất của lý thuyết này bởi thị trường chứng khoán sẽ là tấm gương soi chiếu vào nền kinh tế và sẽ phản ánh các thông tin từ quá khứ cho đến tương lai đều ảnh hưởng đến thị trường thông qua các chỉ số và giá của cổ phiếu.
Thông qua các thông tin như kinh tế vĩ mô, lạm phát, lãi suất,… nhà đầu tư có thể dự đoán được phần nào xu hướng của thị trường. Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp họ chỉ cần dựa vào các thông tin về lãi suất và lạm phát tăng mà có thể đưa dự đoán được xu hướng giảm của thị trường.
Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS điền mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được sử dụng miễn phí công cụ hỗ trợ điểm mua/bán cổ phiếu phần mềm Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đặc biệt được tham gia miễn phí trang đào tạo chứng khoán chungkhoanlagi.com. Nhà đầu tư có thể tải trên nền tảng IOS, ANDROID.
b. Nguyên tắc 2 – Ba xu thế thị trường
Trong lý thuyết Dow sẽ có 3 xu hướng cơ bản cụ thể như sau:
- Xu thế cấp 1 là xu thế chính C1: Xu thế này thể hiện cả xu thế tăng và xu thế giảm. Tức là đỉnh trước được ra phải thấp hơn đỉnh sau , tương với đáy cũng vậy. Có thể hình dung giống như một hình bậc thang. Ở xu thế này không ai có thể đoán được và thao túng chu kỳ giá này của thị trường.
- Xu thế cấp 2 là xu thế phụ C2: Đây là giai đoạn truyền động lực cho xu thế chính tiếp diễn. ở xu thế cấp 2 luôn đi ngược xu thế cấp 1.
- Xu thế cấp 3 là xu thế nhỏ: Xu thế này không kéo dài hơn 3 tuần theo lý thuyết Dow và chúng được sử dụng để điều chỉnh hoặc có các biến động giá ngược xu thế cấp 2.
Trong các xu thế trên thì xu thế chính 1 để đánh giá và đầu tư bởi xu thế 1 này rõ ràng và không bị nhiễu như ở xu thế 2 và xu thế 3. Đối với xu thế 2 và xu thế 3 sẽ dành cho các nhà đầu tư quan tâm và giao dịch ngắn hạn bỏ qua các cơ hội đầu tư dài ahnj với xu thế 1.
c. Nguyên lý 3 – Các giai đoạn của xu thế chính
Trong xu thế chính là xu thế tăng và sẽ có các giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn tích lũy: Đây là giai đoạn ngắn hạn bắt đầu cho thị trường tăng giá và thời điểm này sẽ ít nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Đây là giai đoạn khó phát hiện nhất và rất khó cho các nhà đầu tư nhận biết liệu xu hướng giảm đã kết thúc hay đang tiếp tục.
- Giai đoạn bùng nổ: Khi đã đến giai đoạn cuối của tích lũy, giai đoạn tăng giá sẽ diễn ra. Đây cũng là thời điểm các nhà đầu tư theo xu hướng và kỹ thuật bắt đầu thực hiện các vị thế dài hạn để tăng lợi nhuận
- Giai đoạn quá độ: Đây là giai đoạn nhà đầu tư thực hiện mua cuối sẽ tham gia vào thị trường sau khi thu được lợi nhuận lớn.
- Giai đoạn phân phối: Đây chính là giai đoạn đầu tiên của thị trường gấu và cũng là giai đoạn ngay sau khi chuyển đổi xu hướng chính. Sẽ ngược lại với giai đoạn tích lũy trong một thị trường tăng giá.
- Giai đoạn giảm mạnh: Trong giai đoạn này chỉ tạo ra các đỉnh và đáy thấp hơn thay vì liên tiếp tạo ra các đáy cao hoặc định cao hơn để xác nhận xu hướng tăng.
- Giai đoạn tuyệt vọng: Giai đoạn cuối cùng của thị trường gấu, thị trường giảm cũng là giai đoạn đánh dấu cho sự bắt đầu của xu hướng tăng và tại thời điểm này sẽ dễ hoảng loạn hoặc bán tháo.
d. Nguyên lý 4 – Chỉ số bình quân xác nhận lẫn nhau
Trong lý thuyết Dow thì sự biến đổi từ thị trường tăng sang thị trường giảm sẽ không thể xác nhận khi không có hai chỉ số là chỉ số trung bình ngành công nghiệp và vận tải.
e. Nguyên lý 5 – Xu hướng thị trường xác nhận bởi khối lượng giao dịch
Theo lý thuyết Dow các tín hiệu để mua và bán sẽ dựa vào biến động giá vậy nên khối lượng đi ngược với xu hướng đó chính là dấu hiệu của sự giảm sút trong xu hướng hiện tại. Ở khía cạnh khác có thể dẫn đến đảo chiều xu thế trong thời gian tới.
f. Nguyên lý 6 – Xu hướng duy trì khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều
Đây là nguyên tắc cuối cùng giả định một xu hướng sẽ vẫn có gái trị cho đến khi nó xảy ra các dấu hiệu đảo chiều. Khi phân tích thị trường nhà đầu tư nên nắm bắt các dấu hiệu để kịp giao dịch.
3. Hạn chế của lý thuyết Dow trong chứng khoán
Lý thuyết Dow có một số hạn chế nhà đầu tư cần lưu ý bởi lý thuyết này có đúng hay sai sẽ phụ thuộc vào thực tế tình hình của thị trường:
- Các dự đoán có độ trễ: Thị trường luôn thay đổi và biến động không ngường nếu khi nhà đầu tư đợi đủ 3 giai đoạn phân phối thì sẽ mất rất nhiều thời gian và cơ hội đầu tư ở phần dầu và cuối của xu hướng.
- Không áp dụng với đầu tư ngắn hạn: Mọi lý thuyết đưa ra đều không thể hỗ trợ trong giai đoạn ngắn hạn.
- Điểm vào lệnh không rõ ràng: Lý thuyết Dow chỉ ra xu hướng thị trường nhưng không chỉ ra điểm vào lệnh vậy nên nhà đầu tư cần phải kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật để có quyết định đầu tư đúng thời điểm.
Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu tới nhà đầu tư về lý thuyết Dow chứng khoán là gì? Nguyên lý cơ bản của Lý thuyết Dow và một số hạn chế. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên nhà đầu tư hiểu hơn về Lý thuyết này và kết hợp sử dụng với phần mềm chứng khoán Amibroker có hỗ trợ các chỉ số và điểm mua/bán của nó để từ đó có chiến lược phân tích đầu tư hiệu quả.
Nhà đâu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Trang đào tạo chứng khoán, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,.. …Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.