CapEx là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với các nhà đầu tư trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Đặc biệt thị trường chứng khoán luôn có sự biến động nên nhà đầu tư rất cần có những nhận định chính xác để đầu tư sinh lời. Cùng tìm hiểu CapEx là gì? Phân tích CapEx trong đầu tư cổ phiếu như nào qua bài viết dưới đây.
1. CapEx là gì?
CapEx là viết tắt của Capital Expenditure và được hiểu là khoản chi phí đầu tư vào tài sản cổ định như nhà máy, máy móc, thiết bị,… của doanh nghiệp. Các chi phí này sẽ được sử dụng cho mục đích duy nhất đó là mua sắm tài sản cổ định mới, sữa chữa tài sản cố định hiện có hoặc là nâng cao hiệu suất hoạt động của tài sản cổ định.
Hiểu theo một cách đơn giản thì CapEx là một trong những chỉ số quan trọng để hỗ trợ đánh giá hoạt động kinh doanh và được ứng dụng trong phân tích, lựa chon cổ phiếu doanh nghiệp.
Có hai hình thức chi phí vốn đó là duy trì hoạt động hiện tại trong công ty và có thể hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai. Chỉ số chi phí vốn sẽ thường là các khoản chi một lần và do Hội đồng quản trị phê duyệt. Giao dịch của chỉ số này sẽ được thực hiện trong năm và được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty.
Trên thực tế, chỉ số này có ảnh hướng rất lớn tới tình hình tài chính ngắn hạn và dài hạn của một công ty hay tổ chức. Nên khi đưa ra các quyết định CapEx thường rất quan trọng đối với tình hình tài chính đối với doanh nghiệp. Các công ty sử dụng càng ít lợi nhuận hàng năm cho chi phí vốn càng có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn.
2. Công thức tính CapEx
Công thức tính:
CapEx = Tiền chi mua TSCĐ và tài sản dài hạn khác – Tiền thu từ thanh lý TSCĐ
Thông qua việc mua mới, nâng cấp hoặc sửa chữa tài sản cổ định sẽ làm tăng phần nguyên giá tài sản cổ định trên bảng cân đối kế toán.
Nhà đầu tư có thể dựa theo tổng của chỉ số mà doanh nghiệp đã sử dụng trong khoảng thời gian 5-10 năm để so sánh với tổng lợi nhuận sau thế trong cùng một khoảng thời gian đó.
Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS điền mã giới thiệu, 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được sử dụng phần mềm Dstock và phần mềm cổ phiếu Dchart. Đây là hai công cụ hỗ trợ điểm mua/bán cổ phiếu. Tải trên nền tảng IOS, ANDROID.
3. Phân tích CapEx trong đầu tư cổ phiếu
a. Sử dụng kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá doanh nghiệp
Nhà đầu tư có thể vận dụng chỉ số CFO/CapEx để hiểu thêm về chỉ số dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ chi phí đầu tư được sử dụng như:
- CFO/CapEx lớn hơn 1: Điều này thể hiện cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang tạo ra tiền mặt đủ để trả các chi phí đầu tư, sửa chữa cho tài sản cổ định dài hạn.
- CFO/CapEx nhỏ hơn 1: Điều này thể hiện cho thấy doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và đang cần phải đi vay thêm tiền để duy trì sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định.
Nhà đầu tư chỉ nên so sánh chỉ số này theo ngành và giữa các doanh nghiệp có cùng chỉ số chi phí vốn thì từ đó mới có nhận định chính xác về mã cổ phiếu.
b. Giá trị cần được phân tích với các yếu tố trong đầu tư cổ phiếu
Nhà đầu tư sẽ khó xác định được chi phí vốn là bao nhiêu thì cổ phiếu mà giá trị của chỉ số này sẽ cần được phân tích dựa trên các yếu tố sau:
- Giao đoạn phát triển: Sẽ tùy vào các giai đoanh phát triển của mỗi công ty mới hay đã đi vào hoạt động ổn định, chỉ số này sẽ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
- Năng lực tài chính: Các doanh nghiệp khi có dự án mới đầu tư mởi rộng sẽ cần dựa trên năng lực tài chính để đánh giá mức độ về sự khả thi. Công ty có khả năng chi trả CapEx cho dự án hoàn thành hay không.
- Biên lợi nhuận gộp: Cần xem xét đến yếu tố này của doanh nghiệp sản xuất bởi chi phí vốn của các công ty sản xuất không thể thiếu. Biên lợi nhuận gộp không cải thiện, tăng lên thì hoạt động tái đầu tư sẽ không còn mang lại hiệu quả.
- Lợi nhuận sau thế: Với doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh chỉ sử dụng 1 phần nhỏ CapEx so với lợi nhuận sau thế để có thể tái đầu tư, sửa chữa. Cần so sánh với lợi nhuận thuế của doanh nghiệp sau mỗi năm.
Sử dụng 4 yếu tố trên, lợi nhuận sau thế hay được sử dụng để đánh giá giá trị của chi phí vốn với mức tối ưu nhất.
- Giá trị chi phí vốn nhỏ hơn 50% lợi nhuận sau thế đó là thể hiện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh tốt
- Giá trị chi phí vốn nhỏ hơn 25% lợi nhuận sau thế điều này thể hiện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn và mã cổ phiếu tốt nên đầu tư.
Qua bài viết trên, nhà đầu tư hiểu hơn về CapEx chi phí vốn là gì? Phân tích trong đầu tư chứng khoán. Đây được coi là tiêu chí nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng để đánh giá cổ phiếu có tiềm năng hay không. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên nhà đầu tư hiểu hơn vể chi phí vốn để từ đó có đánh giá và đầu tư một cách hiệu quả.
Nhà đâu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,.. …Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.