Một trong những chỉ số tài chính hỗ trợ nhà đầu tư theo dõi chính xác vốn hóa của doanh nghiệp đó chính là tỷ lệ Free Float. Vậy Free Float là tỷ lệ như thế nào? Công thức tính và ý nghĩa của tỷ lệ này trong chứng khoán ra sao cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Tỷ lệ Free Float là gì? Ý nghĩa của tỷ lệ Free Float
a. Tỷ lệ free float là gì?
Tỷ lệ free float hay còn được gọi là tỷ lệ phần trăm cổ phiếu chuyển nhượng tự do trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành hoặc hiểu đơn giản là hiển thị tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành được giao dịch tự do.
Tỷ lệ này được ứng dụng trong việc tính vốn hóa thị trường điều chỉnh. Bởi chỉ số bao gồm các mã cổ phiếu được giao dịch tự do trên thị trường chứng khoán nên có thể phản ánh được tình hình thực tế chính xác hơn so với giá trị vốn hóa gốc.
b. Ý nghĩa của tỷ lệ free float trong chứng khoán
- Tỷ lệ này hỗ trợ nhà đầu tư chứng khoán trong việc đánh giá cổ phiếu của một công ty. Qua tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng sẽ phản ánh đúng giá trị vốn hóa của thị trường và cho biết những mã cổ phiếu được giao dịch thực tế.
- Thông qua tỷ lệ này nhà đầu tư có thể đánh giá được khả năng giao dịch của một mã cổ phiếu cụ thể. Bởi đây là các cổ phiếu thực tế nhà giao dịch có thể mua – bán trên thị trường và số lượng của cổ phiếu mà quá ít là tín hiệu tiêu cực.
- Trường hợp cổ phiếu có Free Float thấp sẽ thường đi kèm với rủi ro đầu tư cao vì dễ bị thao túng hơn. Đội lái khi này chỉ cần tác động một chút có thể khiến giá cổ phiếu thay đổi. Khi ở trường hợp này nhà đầu tưu cần lưu ý kỹ tới rủi ro thanh khoản.
- Tỷ lệ này chính là thước đo để nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu. Mã nào có tỷ lệ tự do chuyển nhượng nhỏ thì hiếm khi được đầu tư vào.
- Số lượng cổ phiếu lưu hành tự do của doanh nghiệp có tỷ lệ nghịch với sự biến động. Trường hợp free float lớn hơn thể hiện độ biến động của cổ phiếu thấp hơn bởi nhiều giao dịch mua, bán diễn ra. Trường hợp free Float nhỏ thì độ biến động cao hơn.
Trên thực tế nhiều nhà đầu tư thích công ty có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn bởi các công ty như vậy thì thường an toàn và ít rủi ro thanh khoản so với mã có free float thấp. Quá trình mua bán một số lượng lớn cổ phiếu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mức giá đang giao dịch.
2. Công thức tính tỷ lệ free Float và quy tắt làm tròn tỷ lệ
a. Công thức tính tỷ lệ free float
Nhà đầu tư khi tính tỷ lệ free float áp dụng theo công thức sau:
Tỷ lệ free float (F) = (KL cổ phiếu lưu hành – Khối lượng cổ phiếu không tự chuyển nhượng) / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành.
b. Quy tắc làm tròn tỷ lệ
- Trường hợp tỷ lệ free float < 15% làm tròn theo bước 1%. Ví dụ cổ phiếu có tỷ lệ là 13,55% sẽ làm tròn thành 14%
- Trường hợp tỷ lệ free float > 15% làm tròn theo bước 5%. Ví dụ cổ phiếu có tỷ lệ là 36,55% sẽ làm tròn lên thành 40%.
Thường tỷ lệ free float của các cổ phiếu thành phần sẽ 6 tháng được xem xét và thay đổi 1 lần. Khi cổ phiếu có biến động, thông tin khác có thể ảnh hưởng dẫn đến tỷ lệ thay đổi từ 5% thì sẽ được cập nhập tại trong các kỳ.
Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS điền mã giới thiệu, 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được sử dụng phần mềm Dstock và phần mềm cổ phiếu Dchart. Đây là hai công cụ hỗ trợ điểm mua/bán cổ phiếu. Tải trên nền tảng IOS, ANDROID.
3. Lưu ý cổ phiếu không được tự do chuyển nhượng
Nhà đầu tư cần lưu ý tới 2 yếu tố chính và quan trọng khi đánh giá tỷ lẹ free float của một công ty đó là số lượng cổ phiếu được tự chuyển nhượng và không được tự do chuyển nhượng.
Dưới đây là một số trường hợp cổ phiếu sẽ bị hạn chế, không được tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật nhà đầu tư cần lưu ý.
- Cổ phiếu đang trong thời gian bị hạn chế về quyền chuyển nhượng theo quy định của pháp luật, phát hành cổ phiếu ưu đãi dành cho các cổ đông sáng lập và cán bộ công nhân viên.
- Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng của doanh nghiệp FDI khi chuyển sang công ty cổ phần hoặc tổ chức phát hành riêng lẻ và dưới 100 nhà đầu tư
- Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu cảu các cổ đông nội bộ trong công ty, bao gồm cả những người có liên quan.
- Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của cổ đông chiến lược
- Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của cổ động chiến lược nhà nước
- Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu chéo giữa các công ty cùng thuộc chỉ số
- Cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của cổ đông lớn, trừ các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp đầu tư mang tính tự doanh. Trong trường hợp cổ đông của tổ chức nắm giữ tỷ lệ dưới 4% thì sẽ không bị hạn chế quyền chuyển nhượng này.
Điểm rất quan trọng nhà đầu tư cần lưu ý đó là trường hợp quỹ đầu tư có tỷ lệ free float nhỏ hơn 5% nhà đầu tư sẽ cần kiểm tra lại xem quỹ có trong một nhóm quỹ khác không. Bởi khi tổng quỹ còn trên 5% thì cổ phiếu sẽ khóa.
Qua bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu tới nhà đầu tư tỷ lệ free float là gì? ý nghĩa, cách tính, quy tắc làm tròn tỷ lệ và một số quy định lưu ý cổ phiếu không được chuyển nhượng. Hy vọng với chia sẻ hữu ích trên nhà đầu tư có thể ứng dụng trong việc tìm và chọn mua được mã cổ phiếu tốt trên thị trường đạt hiệu quả đầu tư cao nhất.
Nhà đâu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,.. …Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.