Định giá cổ phiếu là cách tìm ra giá trị thực sự, giá trị nội tại của cổ phiếu qua đó hỗ trợ nhà đầu tư có quyết định đúng đắn. Mô hình định giá cổ phiếu RIM hay chính là mô hình thu nhập thặng dư là một lựa chọn phổ biến trong định giá các doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình định giá cổ phiếu RIM qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về mô hình định giá cổ phiếu RIM
a. Mô hình định giá cổ phiếu RIM là gì?
Định giá cổ phiếu hay chính là thẩm định giá là quá trình đi tìm giá trị thực tế của một số loại cổ phiếu bằng cách đánh giá chúng đang ở mức giá bao nhiêu tiền, có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hay không. Qua đó hỗ trợ nhà đầu tư xác định cổ phiếu có đáng bị đánh giá thấp hơn hay cao hơn so với giá trị thực.
Mô hình định giá cổ phiếu RIM hay chính là mô hình thu thập thặng dư được hiểu là dòng tiền tự do có sẵn cảu một doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí. Mô hình RIM sử dụng nguyên tắc này với mục đích để định giá một công ty bằng cách chiết khấu thu nhập còn lại trong tương lai với chi phí vốn chủ sở hữu của công ty.
Mô hình Residual Income Model (RIM) là mô hình định giá được xây dựng từ nền tảng lý thuyết bởi Alfred Marshall từ năm 1980. Đây được coi là mô hình có tuổi đời lâu nhất.
Vận dụng mô hình định giá cổ phiếu RIM vào phân tích đầu tư chứng khoán sẽ có một số ưu điểm như sau:
- Mô hình RIM là mô hình đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán.
- RIM được đánh giá là mô hình chính xác hơn các phương pháp khác.
- Định giá RIM xem xét thu nhập còn lại trong tương lai của công ty đây là điều cần thiết trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng mô hình định giá cổ phiếu RIM để định giá các công ty có cấu trấu vốn khác nhau hoặc theo các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của chúng.
Bên cạnh đó, RIM cũng có một vài nhược điểm cần lưu ý:
- RIM không xem xét giá trị thời gian của tiền, không xem xét các hình thức vốn khác nhau như nợ hoặc cổ phiếu ưu đãi.
- Ước tính hiệu suất trong tương lai của một công ty có thể là một thử thách và mô hình này sẽ chủ yếu dựa vào các ước tính hướng tới tương lai.
Dù sở hữu nhược điểm và ưu điểm nhưng mô hình định giá cổ phiếu RIM vẫn đang được vận dụng khá tốt trong việc định giá công ty.
b. Sử dụng mô hình định giá cổ phiếu RIM khi nào?
Nên vận dụng mô hình định giá cổ phiếu RIM khi:
- Để định giá các công ty không trả cổ tức hoặc dòng tiền tự do âm trong lịch sử thì nên vận dụng mô hình RIM.
- Doanh nghiệp có dòng thu nhập khá ổn định và có thể dự báo được.
- Mọi khoản thu nhập bất thường ít xuất hiện
- RIM được sử dụng để định giá các ngành hàng.
Hiện nay, chúng tôi đã định giá toàn bộ cổ phiếu thị trường chứng khoán Việt Nam trên phần mềm Robot chứng khoán Dstock. Nhà đầu tư có thể tra cứu định giá cổ phiểu RIM của toàn bộ cổ phiếu trên đó và chỉ cần mở tài khoản chứng khoán và nhập mã giới thiệu của chúng tôi là sử dụng miễn phí.
Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS điền mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được sử dụng miễn phí công cụ hỗ trợ điểm mua/bán cổ phiếu phần mềm Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đặc biệt được tham gia miễn phí trang đào tạo chứng khoán chungkhoanlagi.com. Nhà đầu tư có thể tải trên nền tảng IOS, ANDROID.
2. Công thức tính mô hình định giá RIM
Khi sử dụng mô hình định giá RIM còn lại để định giá một doanh nghiêp thì cần ước tính thu nhập còn lại trong tương lai của công ty và chiết khấu chúng theo chi phí vốn chủ sở hữu.
Chi phí vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu * r
Trong đó “r” là tỷ lệ chiết khấu thường là chi phí vốn cổ phần hoặc tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu đối với các nhà đầu tư vốn cổ phần.
Tiếp theo sẽ tính: RI = NI – Chi phí vốn chủ sở hữu
Tức là khi đã có phí vốn chủ sở hữu sẽ trừ nó khỏi thu nhập ròng để đạt được thu nhập thặng dư.
Có thể tính giá trị hiện tại của công ty là tổng của tất cả các khoản thu nhập thặng dư dự kiến vĩnh viễn, được chiết khấu theo chi phí vốn chủ sở hữu.
Công thức tính toán mô hình RIM:
Trong đó:
BV: giá trị sổ sách hiện tại của vốn chủ sở hữu
t: giai đoạn hiện tại
r: tỷ lệ chiết khấu (chi phí vốn cổ phần)
Trường hợp giả định công ty đạt tới thời điểm “tăng trưởng không ngừng” thì giá trị cuối cùng tương ứng từ năm giả định bắt đầu tăng trưởng không đổi được tính toán như sau:
Trong đó:
m là khoảng thời gian đầu tiên sau các khoảng thời gian dự kiến
g là tốc độ tăng trưởng ổn định dự kiến
Khi này, công thức định giá RI được tính theo công thức sau:
Có thể thấy thông qua mô hình này có thể tính được giá trị để định giá các công ty dự kiến phát triển trong tương lai, tập trung vào khả năng tạo dòng tiền tự do của công ty. Đây được coi là phương pháp định giá phổ biến cho các công ty mới thành lập bởi không có dữ liệu lịch sử.
3. Hướng dẫn định giá cổ phiếu RIM
Để định giá cổ phiếu RIM nhà đầu tư sẽ thực hiện theo các bước chi tiết dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên cần dự phóng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp cho tương lai (n = 5 đến 10 năm tính từ thời điểm định giá)
Bước 2: Thực hiện tính tính toán giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cho các năm kế tiếp theo qua công thức:
Vồn chủ sở hữu năm T = Vốn CSH năm T-1 + Lợi nhuận ròng năm T-1 – Tiền trả cổ tức năm T-1
Bước 3: Thực hiện tính giá trị thặng dư Residual Incom theo các năm
Bước 4: Tính chiết khấu giá trị thặng dư về thời điểm hiện tại
Bước 5: Khi đã có giá trị chiết khấu của thu nhập thặng dư chỉ cần chia tổng giá trị này cho số lượng cổ phiếu lưu hành. Và thực hiện tính giá trị hợp lý của cổ phiếu theo công thức dưới đây:
Giá trị hợp lý của cổ phiếu = Giá trị sổ sách của cổ phiếu + Tổng gái trị hiện tại của thu nhập thặng dư.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích của bài viết trên nhà đầu tư sẽ có kiến thức tổng quan về mô hình định giá cổ phiếu RIM, cách tính của mô hình RIM, hướng dẫn sử dụng mô hình định giá cổ phiếu RIM vào phân tích chứng khoán từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp thu về lợi nhuận cao.
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Trang đào tạo chứng khoán, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,.. …Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.