Tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần tìm hiểu và làm quen với nhiều thuật ngữ quan trọng. Mã chứng khoán là gì? Là một trong những khái niệm đầu tiên nhà đầu tư cần làm quen khi bắt đầu chơi chứng khoán. Cùng tham khảo tại bài viết dưới đây để hiểu rõ về khái niệm và các loại mã chứng khoán hiện nay.
1. Tổng quan về mã chứng khoán
a. Mã chứng khoán là gì?
Mã chứng khoán là mã giao dịch của các công ty cổ phần niêm yết hoặc chứng chỉ quỹ niêm yết. Các chứng chỉ quỹ niêm yết được sắp xếp vào cuối bảng để thuận lợi cho việc theo dõi. Khi các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán công khai trên sàn, lúc này sẽ chọn một mã ký tự đại diện cho cổ phiếu để các nhà đầu tư có thể sử dụng trong giao dịch.
Mã chứng khoán (Mã CK) cung cấp một định danh duy nhất để các chứng khoán riêng lẻ có thể được phân tích và giao dịch. Mã chứng khoán là các ký tự (thường là các chữ cái) được sắp xếp và liệt kê trên sàn giao dịch công khai để đại diện cho một chứng khoán cụ thể.
Khi một công ty phát hành chứng khoán ra thị trường công cộng, nó sẽ chọn một mã chứng khoán để nhà đầu tư và nhà giao dịch sử dụng khi giao dịch các lệnh. Mỗi chứng khoán được liệt kê trên sàn giao dịch có một mã chứng khoán duy nhất, tạo điều kiện cho hàng loạt các lệnh giao dịch được thực hiện trên thị trường tài chính mỗi ngày.
Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 2.000 công ty đã được cấp mã chứng khoán giao dịch tại sàn chứng khoán lớn đó là: Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Hà Nội (HNX), UPCOM. Một trong những khái niệm cơ bản nhất mà các nhà đầu tư cần biết đó là mã cổ phiếu. Tại thị trường Việt Nam, các mã cổ phiếu thường bao gồm 3 ký tự in hoa, đó là tên viết tắt của công ty niêm yết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn một cái tên khác vì đã có công ty đăng ký mã tương tự.
Ví dụ đó là:
- VNM: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
- BID: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
b. Ý nghĩa của mã chứng khoán
Mã cổ phiếu chỉ có 3 ký tự đó là sự rút gọn đáng kể của mỗi mã chứng khoán, từ đó nhà đầu tư có thể đề cập dễ dàng về các mã này. Ngoài ra, chính việc rút gọn này khiến bảng giá chứng khoán hiển thị một cách dễ nhìn hơn. Đơn giản thay vì muốn đề cập một cái tên như mã cổ phiếu của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam, nhà đầu tư chỉ cần nói tới 3 ký tự đó là VNM. Rất dễ hiểu, dễ quan sát với các nhà đầu tư.
c. Mã chứng khoán có sao ở đầu là gì?
Trên hiển thị bảng giá chứng khoán nhà đầu tư sẽ thấy có mã chứng khoán có đầu sao hoặc dấu *, điều này thể hiện hôm nay có sự kiện liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Dấu * giúp nhà đầu tư theo dõi các sự kiện như Đại hội đồng cổ đông, chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu mới,… qua đó không bỏ lỡ các thông tin cần thiết nhằm đánh giá cơ hội mua vào – bán ra kiếm lợi nhuận.
Nhà đầu tư chỉ cần thực hiện bằng cách sau:
- Bước 1: Click vào mã cổ phiếu có dấu *
- Bước 2: Giao diện chi tiết về mã chứng khoán mở ra thì lựa chọn lịch sử sự kiện để theo dõi.
d. Mã cổ phiếu là gì?
Hiện nay, cổ phiếu là loại chứng khoán phổ biến nhất. Chính bởi vậy, mã cổ phiếu là mã chứng khoán của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường. Mã cổ phiếu sẽ là được viết tắt của tên công ty. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp phải chọn mã ký tự khác, do đã có công ty niêm yết trước đó sử dụng. Và việc đặt tên cho mã chứng khoán là do doanh nghiệp lựa chọn nên không nhất thiết phải là tên viết tắt.
Điểm lưu ý cho nhà đầu tư trong một số trường hợp mã cổ phiếu là tài sản cơ sở của sản phẩm tài chính khác sẽ có quy định đặt tên riêng.
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.
2. Quy định trong việc cấp mã chứng khoán
Không chỉ có mã cổ phiếu, các sản phẩm chứng khác cũng có những quy định riêng. Dưới đây là những quy định về cấp mã chứng khoán nhà đầu tư cần biết.
a. Cổ phiếu
Quy định về cấp mã cổ phiếu đó là có 3 ký tự được quy định như sau:
- 3 chữ in hoa: Ví dụ : VNM ( Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk)
- 2 chữ cái in hoa, 1 ký tự số : Ví dụ : VC9 ( Công ty Cổ phần Xây dựng số 9)
- 1 chữ cái in hoa, 2 ký tự số: Ví dụ: L14 (Công ty Cổ phần Licogi 14)
b. Trái phiếu
Quy định cấp mã đối với các mã trái phiếu đó là thường có 9 ký tự cụ thể đó là:
- Trái phiếu Chính phủ
Bao gồm 9 ký tự: 1 ký tự chữ “T” đầu tiên đại diện cho tổ chức phát hành (Kho bạc Nhà nước):
+ 1 ký tự chữ cái viết in hoa tiếp theo đại diện cho phương thức phát hành, cụ thể:
- D: Đấu thầu
- B: Bảo lãnh
- L: Bán lẻ
+ 2 ký tự số tiếp theo là số 2 cuối của năm phát hành
+ 2 ký tự số tiếp sau đó là 2 số cuối của năm đáo hạn
+ 3 số cuối – số thứ tự đăng ký tại Trung tâm lưu ký (VSD) trong năm
Ví dụ: TD1722379 – Trái phiếu Chính phủ đấu thầu đợi 25/2017 và đáo hạn vào năm 2022.
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm 9 ký tự:
+ 1 ký tự chữ đầu là B thể hiện trái phiếu được chính phủ bảo lãnh
+ 3 chữ in hoa tiếp theo đại diện tổ chức phát hành
+ 3 số cuối là số thứ tự đăng ký tại VSD trong năm
Ví dụ như sau: BVBS14199 – Trái phiếu Ngân hàng chính sách Xã hội được phát hành năm 2014
- Trái phiếu chính quyền địa phương
Đó là mã trái phiếu chính quyền địa phương gồm 9 ký tự cụ thể như sau:
+ 3 chữ in hoa đầu tiên là tên viết tắt địa phương phát hành
+ 1 ký tự là chữ in hoa tiếp theo đại diện cho phương thức phát hành. Trong đó bao gồm:
- D: Đấu thầu
- B: Bảo lãnh
- L: Bán lẻ
+ 2 ký từ số là 2 số cuối của năm phát hành
+ 3 ký cuối là số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD
Ví dụ: HCMB13262 – Trái phiếu Chính quyền địa phương TP Hồ Chí Minh đợt 2 năm 2013
- Trái phiếu doanh nghiệp: Trái phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán
Với mã trái phiếu doanh nghiệp bao gồm 9 ký tự cụ thể:
+ 3 ký tự chữ in hoa đầu: tổ chức phát hành
+ 1 ký tự ký hiệu đặc tính trái phiếu
+ 1 : trái phiếu trả lãi định kỳ
+ 2 : trái phiếu chiết khấu
+ 3: trái phiếu trả lãi sau
+ 4: trái phiếu chuyển đổi
+ 5: trái phiếu kèm trái quyền
+ 2 ký tự số thể hiện 2 số cuối năm phát hành
+ 3 ký tự số cuối là số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm
c. Tín phiếu
Quy định tín phiếu kho bạc gồm 9 ký tự được ký hiệu như sau:
- Ký hiệu tín phiếu: 2 ký tự là chữ TP
- Tổ chức phát hành: 2 ký tự là chữ KB là Kho bạc Nhà nước
- Năm phát hành: 2 ký tự số thể hiện 2 số cuối năm phát hành
- Số thứ tự trái phiếu đăng ký tại VSD trong năm: 3 ký tự số
d. Chứng chỉ quỹ đầu tư
Với mã chứng chỉ quỹ được quy định bao gồm 8 ký tự đó là:
- 2 ký tự đầu tiên: là chữ cái FU, ký hiệu viết tắt nhóm sản phẩm quỹ (Fund)
- 1 ký tự tiếp theo: viết tắt thể hiện loại quỹ đó là:
+ C : Quỹ đầu tư đang đóng (Close – ended fund)
+ O : Quỹ mở (Open – ended fund)
+ E : Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange – traded fund)
+ P : Quỹ hưu trí (Pension fund)
+ H : Quỹ đầu cơ (Hedge fund)
- 2 ký tự tiếp theo đó là ký tự số hoặc chữ dùng để thể hiện mã viết tắt của Công ty quản lý quỹ
- 3 ký tự cuối: đó là ký tự số hoặc chữ thể hiện mã viết tắt của Quỹ.
Ví dụ: Quỹ ETF SSIAM VN30 có mã FUESSV30.
3. Cách lựa chọn mã chứng khoán
a. Chọn mã cổ phiếu theo ngành
Nhà đầu tư nên tìm hiểu chọn mã cổ phiểu để đạt hiệu quả thu về lợi nhuận cao. Đầu tiên, tiêu chí sàng lọc theo ngành giúp nhà đầu tư thu nhỏ phạm vi đánh giá với hàng ngàn mã cổ phiểu trên thị trường. Sau đó, việc lựa chọn mã cổ phiếu dẫn đầu ngành là một quyết định cần thiết. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tình hình kinh tế của doanh nghiệp. Không nên lựa chọn các mã cổ phiếu của công ty quá nhỏ hoặc mới lên sàn. Các mã đó chưa được thị trường kiểm định và mức độ rủi ro cao.
b. Đánh giá mã cổ phiếu dựa trên các chỉ số
Sau khi lựa chọn mã cổ phiểu của các doanh nghiệp nhà đầu tư cần phải đánh giá chi tiết thông tin tài chính đó là: Lợi nhuận, lợi tức, tình hình tài chính, khả năng huy động vốn, năng lực quản trị và phát triển doanh nghiệp,..
Ngoài ra có một số chỉ số quan trọng nhà đầu tư cần đánh giá cho mã cổ phiếu đó tiềm năng và sinh lời hiệu quả không, cụ thể đó là:
- (Tổng nợ vay/tài sản ngắn hạn) < 1.1: Đây là chỉ số thể hiện tình trạng vay nợ thấp, khả năng đảm bảo tài chính ổn định trong khủng hoảng kinh tế.
- Chỉ số thanh khoản hiện hàng = (Tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn) > 1.5: Khi chỉ số này càng cao thì điều đó thể hiện doanh nghiệp này đang có khả năng thanh toán tốt.
- Chỉ số EPS: Đây là chỉ số tăng trưởng dương trong 5 năm liên tục gần nhất. Chỉ số này muốn chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng trưởng tốt điều này giúp nhà đầu tư tránh xa các mã cổ phiếu có mức độ rủi ro cao.
- Chỉ số PE < 9 : Chỉ số này được nhận định và khuyến nghị mua vào. Bởi mẫ cổ phiếu này đang bị đánh giá thấp và có tiềm năng phát triển.
- Chỉ số P/B (giá/giá trị sổ sách) < 1.2 : Tại chỉ số này giúp bỏ các doanh nghiệp có lợi nhuận bất thường từ hoạt động thanh lý tài sản, không phải từ hoạt động kinh doanh.
- Nhà đầu tư nên lựa chọn các cổ phiếu của doanh nghiệp có hoạt động chia cổ tức đều đặn. Khi cổ tức được chia chứng tỏ công ty đang phát triển ổn định. Và cố tức cũng là phần lợi nhuận khi mua cổ phiếu, trong lúc chờ cổ phiếu tăng giá để bán ra.
Bên cạnh việc lựa chọn các mã chứng khoán, mã cổ phiếu tốt để nhà đầu tư, nhà đầu tư cần chú ý đến thời điểm và vùng giá lý tưởng để mua vào. Chính việc xác định thời điểm mua mã cổ phiếu lý tưởng, khi giá chạm đáy sẽ tự giúp nhà đầu tư có cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận lớn. Và việc phân tích biến động thị trường, chu kỳ, ảnh hưởng bởi nền kinh tế,…. từ đó để đánh giá thời điểm mua vào hợp lý nhất.
c. Cách tìm mã chứng khoán, mã cổ phiếu
Để tìm mã chứng khoán/ mã cổ phiếu hiệu quả nhà đầu tư có thể sử dụng theo cách dưới đây:
- Tìm mã chứng khoán theo ngành: Nhà đầu tư có thể tìm kiếm các từ khóa như: danh sách mã chứng khoán theo ngành ngân hàng, công nghiệp,…. để có được danh sách đầy đủ nhất.
- Tìm mã cổ phiếu của các công ty: Nhà đầu tư thực hiện bằng cách tra soát trực tiếp mã của công ty trên Internet hoặc trên bảng giá chứng khoán.
Với những thông tin bảng báo giá mã chứng khoán, nhà đầu tư hoàn toàn có thể cập nhập được các thông tin về: Hoạt động thị trường, biến động giá, khối lượng giao dịch,… của mã cổ phiếu nhà đầu tư đang quan tâm.
Khi tham gia thị trường đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về thị trường, đánh giá lựa chọn mã chứng khoán tốt để đầu tư. Càng nẵm rõ những kiến thức về mã chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư hiểu hơn về công ty phát hành chứng khoán, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Bài viết trên là những chia sẻ cho nhà đầu tư hiểu về mã chứng khoán là gì? Mã cổ phiếu là gì? Quy định cấp và cách đầu tư. Hy vọng với những thông tin hữu ích chia sẻ trên giúp nhà đầu tư hiểu về mã chứng khoán, mã cổ phiểu và có cho mình những kiến thức cơ bản để chọn mã tốt nhất và đầu tư sinh lời.
Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Robot chứng khoán, Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.