Lệnh giới hạn (LO) là một trong các loại lệnh được sử dụng khá nhiều trong các giao dịch trên sàn chứng khoán. Nhà đầu tư cần hiểu lệnh giới hạn là gì? Cách đặt lệnh LO trong chứng khoán như thế nào? Cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về lệnh LO và sử dụng để giao dịch thành công.
1. Tổng quan về lệnh giới hạn (LO)
a. Lệnh giới hạn là gì?
Lệnh giới hạn viết tắt là Limit Order (LO) đây là lệnh mua hoăc bán hợp đồng phái sinh giá cả hàng hóa với mức giá xác định trước. Theo đó, khách hàng nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn với mức giá xác định trước tốt hơn giá thị trường tại thời điểm đặt lệnh và giá khớp lệnh (nếu có) là mức giá xác định trướ này hoặc giá tốt hơn.
Chi tiết hơn về khái niệm thì lệnh LO là lệnh giới hạn là lệnh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán ở một mức giá cụ thể hoặc tốt hơn. Sử dụng lệnh Limit Order cho phép nhà đầu tư kiểm soát tốt giá mua hoặc bán trong mọi giao dịch.
- Trên thực tế lệnh giới hạn mua sẽ cho phép giao dịch được thực hiện ở mức giá thấp hơn hoặc bằng giá giới hạn
- Lệnh giới hạn bán là giao dịch sẽ thực hiện với mức giá bằng hoặc cao hơn giới hạn.
Chính từ việc thiết lập lệnh Limit Order sẽ cho phép người mua – bán thiết lập khoảng giá yêu cầu từ đó thực hiện các giao dịch tự động. Bên cạnh đó, khi đã đặt lệnh giới hạn không chắc chắn giao dịch của nhà đầu tư vẫn sẽ được thực hiện.
Trong một số trường hợp nhà đầu tư nên sử dụng lệnh LO bởi tính hưu ích của nó:
- Nhà đầu tư sẽ không thường xuyên theo dõi mã cổ phiếu đó nên việc sử dụng lệnh LO sẽ hỗ trợ các giao dịch được thiết lập tự động, mua – bán trong giới hạn cho phép và chấp nhận được của mỗi người chơi.
- Lệnh Limit Order sẽ có ích trong trường hợp nếu giá cổ phiếu tăng hoặc giảm quá nhanh. Nhà đầu tư lo sợ giao dịch sẽ bị lấp đầy bởi các lệnh thị trường và ảnh hưởng tới giá tài sản.
b. Đặc điểm của lệnh Limit Order
Lệnh Limit Order có đặc điểm đó là cho phép nhà đầu tư có thể thiết lập giới hạn mua bán phù hợp với chiến lược. Lệnh Limit Order thường được sử dụng trong giao dịch chứng khoán bởi sở hữu một số đặc điểm như sau:
- Lệnh cho phép các nhà đầu tư thực hiện giao dịch ở mức tối đa hoặc mức tối thiểu để có thể thực hiện.
- Lệnh giới hạn thường được đặt là lệnh chờ giao dịch, tức là khi các điều kiện chưa được áp dụng thì lệnh sẽ treo ở lệnh chờ, chứ không được khớp ngay.
- Lệnh Limit Order không phải là lệnh ưu tiên không để tranh mua – bán như lệnh ATC, ATO nên nhà đầu tư cần phải chờ đế khi giá được khớp.
- Tại mỗi phiên khớp lệnh định kỳ, lệnh Limit Order sẽ là lệnh được ưu tiên khớp lệnh sau ATC, ATO và với phiên khớp lệnh liên tục, lệnh Limit Order sẽ được ưu tiên khớp sau lệnh MP.
- Lệnh giới hạn sẽ có hiệu lực khi nào? Hiệu lực sẽ có khi cài đặt vào hệ thống cho đến hết ngày giao dịch. Chi tiết như sau: Lệnh Limit Order sẽ được thực hiện từ 9h – 11h30 và 13h – 14h45 trên sàn HOSE và HNX. Đối với sàn UPCOm thì lệnh giới hạn sẽ hiệu lực từ 9h – 11h30 và 13h – 15h.
- Đối với lệnh giới hạn thì sẽ thường được giải quyết chủ yếu bằng giá. Tức là trường hợp giá trị chứng khoán nằm trong khoảng thứ tự giới hạn, lúc này giao dịch sẽ không được thực hiện.
- Thực hiện đặt lệnh giới hạn thì nhà đầu tư cần ghi mức giá cụ thể để muốn mua hoặc bán. Hệ thống khi này sẽ dựa trên mức giá cụ thể để thực hiện khớp lệnh giá thấp hoặc cao hơn..
c. Ưu nhược điểm của lệnh Limit Order
Ngoài những đặc điểm của lệnh Limit Order ra thì khi sử dụng lệnh này trong giao dịch chứng khoán cũng có những lợi thế và nhược điểm riêng, nhà đầu tư nên tìm hiểu để sử dụng lệnh đạt hiệu quả.
Ưu điểm của lệnh Limit Order
- Lệnh giới hạn hỗ trợ nhà đầu tư mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá tốt hơn so với giá thị trường tại thời điểm đặt thiết lập.
- Nhà đầu tư cũng sẽ hạn chế được các rủi ro lỗ, tuân thủ các nguyên tắc cắt lỗ hoặc lãi, khi thị trường có những biến động giá khó lường.
- Lệnh LO hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết các giao dịch hiệu quả trong cả khi không có nhiều thời gian chú ý đến biến động thị trường.
Nhược điểm khi sử dụng lệnh Limit Order
- Khi giá thị trường bỏ xa quá mức giới hạn thiết lập ban đầu, nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro, bỏ lõ cơ hội giao dịch với giá tốt.
- Lệnh giới hạn sẽ tự động hoặc đôi khi không được thực hiện ngay cả khi mức giá giới hạn được đáp ứng. Điều này rất dễ hiểu bởi do các nguyên tắc ưu tắc trong khớp lệnh không được đáp ứng.
- Biến động thị trường thường không khớp với dự đoán của các nhà đầu tư nên thường gây áp lực tâm lý lớn và mất thời gian chờ đợi.
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây được coi là 2 công cụ sản phẩm hỗ trợ các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận. Tải ứng dụng trên IOS, ANDROID.
2. Tính pháp lý và các loại lệnh LO trong chứng khoán
Lệnh Limit Order giống như một chỉ dẫn cho nhà đầu tư mua cổ phiếu hoặc chứng khoán bằng hoặc thấp hơn một mức giá đã định, hoặc bán một cổ phiếu bằng hoặc cao hơn mức giá đã chỉ định.
Về bản chất thì lệnh Limit Order sẽ cho nhà đầu tư hiểu mình đang muốn mua hoặc bán một chứng khoán, nhưng chỉ khi giá của chứng khoán chạm mục tiêu mong muốn của mình. Nhà đầu tư với những hướng dẫn này chỉ thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc cao hơn và chỉ khi chứng khoán đạt đến mức giá đó.
Các nhà đầu tư khi thực hiện đặt lệnh giới hạn cần phải xác định được đầy đủ và tuân thủ tất cả những nội dung yêu cầu quy định trong lệnh. Đồng thời nhà đầu tư cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định của Sở giao dịch Chứng khoán liên quan đến lệnh giao dịch.
Hiện nay có 2 loại lệnh giới hạn phổ biến được sử dụng trong giao dịch chứng khoán đó là:
- Lệnh LO phiên mở cửa: Với lệnh này được dùng để mua hoặc bán một loại chứng khoán tại thời điểm phiên mở cửa sàn. Giao dịch được diễn ra ở trường hợp các mức giá thị trường thỏa mãn điều kiện giới hạn đã thiết lập. Đặc điểm của loại lệnh giới hạn phiên mở cửa đó là chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên sau đó sẽ không còn hiệu lực áp dụng.
- Lệnh LO phiên đóng cửa: Lệnh này được dùng để mua bán một cổ phiếu tại phiên đóng cửa, nếu mức giá này tốt hơn giá giới hạn. Trường hợp các điều kiện không được đáp ứng lệnh LO phiên đóng cửa thì sẽ bị hủy. Loại lệnh giới hạn này là sự mở rộng của lệnh phiên đóng cửa thị trường chứng khoán.
3. Cách đặt lệnh và cách sử dụng lệnh Limit Order (LO) trong chứng khoán
- Các bước đặt lệnh Limit Order trong giao dịch chứng khoán chi tiết như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư cần có tài khoản chứng khoán trên sàn chứng khoán. Sau đó thực hiện đăng nhập để vào giao diện giao dịch.
Bước 2: Chọn vào mục “Lệnh thông thường” trên giao dịch màn hình (cần đọc kỹ các thông tin liên quan đến lệnh LO yêu cầu)
Bước 3: Thực hiện điền chi tiết các thông tin liên quan đến lệnh theo yêu cầu (mức giá lệnh LO cần phải ghi cụ thể và nằm trong khoảng mức giá sàn – giá trần)
Bước 4: Bấm click “Đặt lệnh” để hoàn tất. Hệ thống khi này sẽ ghi rõ các thông tin phê duyệt và nhà đầu tư cần kiểm tra lại các thông tin để đảm bảo chính xác sau đó bước tiếp theo đó là nhập mã pin.
Bước 5: Xác nhận hoàn thành lệnh giới hạn. Màn hình giao diện hệ thống sẽ hiển thị: Đối tượng đặt lệnh, loại lệnh, giá, thời gian, trạng thái,…
- Cách sử dụng lệnh Limit Order trong giao dịch chứng khoán
Lệnh LO được biết đến là lệnh có khối lượng và giá thiết lập nên nhà đầu tư có thể đặt hàng và bán chứng khoán ở mức giá ưu đãi hàng đầu để kiếm được lợi nhuận cao. Vị trí giá mua lại sẽ có ảnh hướng đến tỷ lệ lợi nhuận nên sau khi đặt lệnh LO nhà đầu tư có thể tránh trong việc mua giá cao hoặc bán giá thấp.
Tại các phiên thực hiện định kỳ ATC, ATO lệnh LO có thể khớp với mức giá đơn nhất ngoài giá trị nhà đầu tư đã đặt. Nên trong trường hợp nhà đầu tư đặt hàng ở mức giá cao hơn giá cuối cùng thì sẽ được mua ở mức giá cuối cùng (được mua với chi phí thấp hơn giá thiết lập).
Trường hợp nhà đầu tư ra lệnh bán với giá thấp hơn giá cuối cùng, nó sẽ được bán ở mức giá cuối cùng (được bán ở mức giá tiếp theo so với giá đặt ra), trong các trường hợp trên có thể không khớp do đó nhà đầu tư cần phải tập trung linh hoạt khi đặt mua chứng khoán ở lệnh giới hạn.
Trường hợp khi nhà đầu tư đặc lệnh ở mức giá tiếp theo hoặc bằng giá đáy, hoặc đặt bán ở mức giá chào bán thấp hơn hoặc bằng các điều khoản tốt nhất, lệnh LO có thể gần như là một chuông chết cho MP (lệnh mua).
4. Một số chú ý để sử dụng lệnh LO hiệu quả
Trong giao dịch chứng khoán lệnh Limit Order được sử dụng rất nhiều. Để giao dịch lệnh này đạt hiệu quả cao trong chứng khoán nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau:
- Với đặc điểm lệnh Limit Order là lệnh có khối lượng và mức giá cố định, nên nhà đầu tư cần có sự tính toán để đặt lệnh mua – bán chứng khoán ở mức ưng ý nhất, dựa trên phân tích thị trường.
- Cần cân nhắc về ngân sách tiền trong tài khoản để tính khoán khối lượng và mức giá mua hợp lý nhất. Vị thế giá mua sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ phần trăm trong các giao dịch.
- Nhà đầu tư cần linh động khi đặt mua hoặc bán với các lệnh Limit Order để không bị lỡ các cơ hội giao dịch giá tốt
- Cần hiểu rõ các nguyên nhân khớp lệnh của lệnh Limit Order và các lệnh khác để từ đó có những thiết lập lệnh giao dịch hiệu quả.
Qua bài viết này hy vọng nhà đầu tư hiểu hơn về lệnh Limit Order là gì?, cách sử dụng lệnh và một số đặc điểm của lệnh. Trên thực tế, lệnh Limit Order là lệnh được sử dụng phổ biến nhất vậy nên việc hiểu rõ về lệnh sẽ hỗ trợ nhà đầu tư sử dụng hiệu quả, linh hoạt nhằm tối ưu lợi nhuận từ các giao dịch của mình.
Nhà đầu tư tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,..Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.