Một công cụ được coi là vũ khí khá lợi hại trong phân tích kỹ thuật giao dịch chứng khoán đó là kênh giá. Kênh giá được đánh giá là phương pháp xác định xu hướng hiệu quả nên các nhà đầu tư hay sử dụng trong phân tích đầu tư. Vậy kênh giá là gì? Các dạng kênh giá nào? Cách vẽ kênh xu giá trong phân tích đầu tư như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết.
1. Kênh giá là gì?
Kênh giá đươc gọi là kênh xu hướng và là một công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật trong chứng khoán, cấu tạo bởi 2 đường thẳng song song. Đường thứ nhất là đường trendline (có thể là đường trendline tăng, trendline giảm hoặc trendline đi ngang) và đường thứ hai là đường song song với nó.
Hiểu đơn giản thì kênh là một khoảng được tạo bởi 2 đường xu hướng song song, phần lớn giá của xu hướng hiện tại nằm trong kênh giá đó. Kênh giá xác định điểm mua và bán, hai đường của kênh giá đều thể hiện các vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.
Bên cạnh việc sử dụng kênh giá trong phân tích kỹ thuật nhà đầu tư nên kết hợp cùng với phần mềm chứng khoán Amibroker. Phần mềm Amibroker có đầy đủ các chỉ báo này và có xác định điểm mua, bán nên sẽ dễ dàng hơn trong việc phân tích chiến lược giao dịch. Nhà đầu tư tham khảo trực tiếp tại phần mềm chơi chứng khoán hiệu quả.
Trên thực tế kênh giá là hai đường xu hướng được vẽ song song cùng chiều nhau và ở giữa đường này có các nến lên xuống với mức giá khác nhau. Vai trò của kênh giá là công cụ phân tích kỹ thuật dùng để nhận diện xu hướng của giá và tìm ra các cơ hội mua, bán và chốt lời hiệu quả cho nhà đầu tư.
2. Các dạng kênh giá phổ biến
Hiện nay có các dạng kênh xu hướng phổ biến như sau:
- Kênh giá tăng (Up Price Channel)
Thị trường xuất hiện một xu hướng tăng sẽ bao gồm 2 đường xu hướng cùng dốc lên, đường phía dưới được xác định trước và là đường trendline của xu hướng tăng, đường phía dưới được xác định bằng cách vẽ đường thẳng song song với đường trendline dưới và đi qua đỉnh gần nhất của xu hướng.
Mức giá của xu hướng tăng đều nằm gọn trong 2 đường thẳng của kênh xu hướng tăng. Và kênh này sẽ bị phá vỡ khi giá giảm mạnh, vượt qua khỏi đường trendline dưới, đảo chiều giảm hoặc giá tăng mạnh, vượt ra khỏi đường trendline trên hình thành một xu hướng tăng mới với kênh xu hướng tăng mới và đây sẽ bắt đầu là cho một xu hướng đi ngang.
- Kênh giá giảm (Dow Price Channel)
Thị trường khi này xuất hiện một xu hướng giảm bao gồm 2 đường xu hướng cùng dốc xuống, đường phía trên được xác định trước đó chính là đường trendline của xu hướng giảm đó. Đường phía dưới đó được xác định bằng cách vẽ một đường thẳng song song với đường trendline trên và đi qua đáy gần nhất của xu hướng.
Kênh giá giảm thể hiện qua việc mức giá của xu hướng giảm và nằm gọn trong 2 đường thẳng của kênh giá. Kênh xu hướng bị phá vỡ khi giá vượt khỏi 1 trong 2 đường trendline và đảo chiều đi lên hoặc sẽ hình thành một xu hướng đi ngang khi này bắt đầu một xu hướng giảm mới và kênh giá giảm mới.
- Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)
Thị trường xuất hiện kênh xu hướng đi ngang khi giá dao động tăng giảm không rõ rầng và di chuyển trong một khoảng thời gian xác định với các đỉnh gần nhau, các đáy xuất hiện gần như bằng nhau. Đường trendline này được vẽ bằng cách nối các đỉnh với nhau và trendlline dưới là đường thẳng nối các đáy với nhau sao cho 2 đường trendline này song song với nhau.
Kênh xu hướng đi ngang sẽ bị phá vỡ khi giá vượt qua khỏi 1 trong 2 đường trendline để hình thành một xu hướng giảm. tăng hoặc một sideway mới với kênh xu hướng mới.
Nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản chứng khoán VPS điền mã giới thiệu 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương sẽ được sử dụng miễn phí công cụ hỗ trợ điểm mua/bán cổ phiếu phần mềm Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đặc biệt được tham gia miễn phí trang đào tạo chứng khoán chungkhoanlagi.com. Nhà đầu tư có thể tải trên nền tảng IOS, ANDROID.
3. Hướng dẫn vẽ kênh giá trong chứng khoán
Nhà đầu tư sẽ vẽ kênh xu hướng theo 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng
Việc đầu tiên nhà đầu tư sẽ cần xác định thị trường trong xu hướng nào
- Trường hợp các đáy mới cao hơn đáy cũ và đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ thì đó là xu hướng tăng
- Trường hợp các đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ thì đó là xu hướng giảm.
Sau khi xác định xu hướng giá nhà đầu tư sẽ cần đánh dấu các đáy và định trong Chart, rồi tiếp theo thực hiện thao tác dùng đường thẳng để nối các đỉnh lại (xu hướng tăng) hoặc nối các đáy (xu hướng giảm).
Bước 2: Vẽ đường xu hướng
- Trường hợp xu hướng tăng sẽ vẽ một đường thẳng đi lên và đi qua càng nhiều đáy càng tốt.
- Trường hợp xu hướng giảm sẽ vẽ một đường thẳng xuống đi qua càng nhiều đỉnh càng tốt.
Bước 3: Vẽ đường thẳng song song với trendline
- Trường hợp xu hướng tăng, đường thẳng song song với trendline đi qua nhiều đỉnh càng tốt
- Trường hợp xu hướng giảm, đường thẳng song songg với trendline đi qua nhiều đáy càng tốt.
Nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số điểm khi thực hiện vẽ kênh giá
Kênh xu hướng sẽ có tăng hoặc giảm nhà đầu tư nên thực hiện vẽ đường trendline của xu hướng tăng/giảm trước rồi mới thực hiện vẽ các đường còn lại.
- Đường trendline là đường chính của xu hướng nên phải vẽ đúng theo nguyên tắc xác định của đường, với đường còn lại chỉ cần thoải mãn điều kiện song song với đường đầu tiên và có đi qua đỉnh/đáy gần nhất của xu hướng.
- Việc ép các kênh giá đi theo mong muốn yêu cầu của bản thân sẽ có thể làm sai lệnh đi tính chất của đường xu hướng và như vậy việc hỗ trợ phân tích đầu tư không đạt hiệu quả.
- Không cần thiết phải tất cả các mức giá đều nằm gọn bên trong kênh xu hướng có thể nằm ngoài nhưng chỉ cần không phá vỡ được với kênh xu hướng là các phá vỡ.
4. Chia sẻ khi sử dụng kênh giá trong phân tích chứng khoán
Nhà đầu tư khi có kiến thức về đường xu hướng và vẽ thêm 1 đường song song với đường xu hướng lên hoặc xu hướng xuống sẽ tạo ra được một kênh xu hướng. Thường sẽ có 2 cách giao dịch hiệu quả của kênh xu hướng đó là:
- Giao dịch thuận xu hướng
Giao dịch này đó là tại một xu hướng tăng, nhà đầu tư chỉ cần đợi giá chạm ngưỡng hỗ trợ để đặt lệnh BUY nhưng sẽ không nên đặt lệnh SELL khi giá chạm ngưỡng kháng cự.
Đối với xu hướng giảm thì chỉ chờ đợi giá chạm ngưỡng kháng cự để vào lệnh SELL, không nên đặt lệnh BUY khi giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ.
Sẽ có 3 giao dịch xu hướng đó là: giao dịch khi xu hướng tăng, giao dịch xu hướng giảm, giao dịch xu hướng đi ngang.
- Giao dịch phá vỡ
Các dấu hiệu để nhận biết kênh xu hướng bị phá vỡ đó là:
Giá đóng cửa dưới dường xu hướng
Sử dụng điều kiện 3%, tức là dưới mức 3% so với mức giá đường xu hướng xác lập
Quy luật 2 ngày: Quy luật này là đề phòng tín hiệu giả rằng đường xu hướng bị phá vỡ, khi giá ngày 2 vẫn không về đường xu hướng thì coi xu hướng bị phá vỡ.
Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: giá của xu hướng mới sẽ di chuyển một đoạn đúng bằng khoảng cách đạt được tại xu hướng cũ.
Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ về kênh giá là gì? Các dạng kênh xu hướng là gì trong chứng khoán và hướng dẫn cách vẽ kênh xu hướng để phân tích kỹ thuật trong giao dịch chứng khoán. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên nhà đầu tư sẽ có kiến thức tổng quan về kênh giá từ đó vận dụng công cụ phân tích cơ bản này để hỗ trợ xác định điểm mua,bán thu về lợi nhuận cao.
Nhà đâu tư có thể tham khảo thêm về một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Phần mềm chứng khoán, Trang đào tạo chứng khoán, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,.. …Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc liên hệ qua số hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.