Song hành cùng với SMA là đường trung bình động EMA đây là một công cụ vô cùng quan trọng phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thực sự hiểu rõ về đường EMA. Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu chi tiết về đường EMA trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của các chỉ số này trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
1. EMA trong chứng khoán là gì?
EMA trong chứng khoán hay còn gọi là đường EMA đây là đường trung bình cộng lũy thừa. EMA là một công cụ chỉ báo phản ánh sự biến động giá được tính theo cấp số nhân, từ đó giúp nhà đầu tư theo dõi, tạo tín hiệu mua/bán dựa trên sự giao thoa và phân kỳ so với mức giá trung bình của quá khứ.
Đường EMA viết tắt của Exponential Moving Average và EMA phản ánh được xu hướng giá trong khoảng thời gian biến động giá gần nhất. Thời gian dự báo có thể là 20 phút, 10 ngày, hoặc thâm chí 30 tuần tùy vào lựa chọn số của nhà đầu tư.
EMA trong chứng khoán là công cụ rất nhạy cảm với các tín hiệu bất thường trong ngắn hạn và kết quả cho ra chuẩn hơn so với đường SMA. Đường EMA thường được nhà đầu tư sử dụng để phản ứng nhanh, kịp thời trước các biến động phát sinh bất ngờ. Ngoài ra, đường EMA còn giúp các nhà đầu tư, nhà giao dịch có thể xác định được xu hướng thị trường thời điểm hiện tại cùng với các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ của giá.
Các nhà đầu tư sẽ có các chiến lược khác nhau tùy vào khả năng phân tích và chọn đúng đường EMA trong chứng khoán sao cho phù hợp. Trong biểu đồ sẽ có 2 loại chính đó là:
- 1 loại đường EMA sẽ cho thấy đường này ngắn hạn như EMA9, EMA25
- 1 loại đường EMA chậm cho thấy đường này dài hạn cụ thể như EMA50, EMA100 và EMA200.
Ngoài ra, một số đường EMA hay được sử dụng trong chứng khoán đó là:
- Đường ngắn hạn EMA20 (20 ngày): Khi đường giá cắt lên đường EMA20 thì khả năng xu hướng giá tăng trong ngắn hạn là rất cao. Còn khi đường giá cắt xuống thì xu hướng giá sẽ giảm trong ngắn hạn.
- Đường trung hạn EMA50, EMA100 (50 ngày, 100 ngày): Cũng tương tự như đường EMA20, nếu đường giá cắt lên đường trung hạn EMA50, EMA100 thì điều này sẽ cho thấy được xu hướng giá tăng trong trung hạn và ngược lại.
- Đường dài hạn EMA200: Nếu đường giá cắt lên trên đường EMA200 thì xu hướng giá sẽ tăng trong dài hạn và ngược lại.
Nhà đầu tư không thể so sánh các đường với nhau vì các công cụ đều được tính toán và đưa ra kết quả dựa trên những dữ liệu khác nhau. Đối với đường EMA trong chứng khoán nhanh sẽ dễ phá vỡ những chỉ số hơn so với EMA chậm. Tuy nhiên, chúng sẽ giúp nhà đầu tư bám giá được xu hướng đường giá hơn với EMA chậm bởi thông thường các loại đường EM luôn có độ trễ so với đường giá.
2. Đặc điểm của EMA trong chứng khoán
Đường EMA trong chứng khoán nôi bật với các đặc điểm đó là:
- Nhanh chóng cập nhập các dữ liệu mới, nắm bắt giá của thị trường nhanh hơn các công cụ khác hay chính xác hơn đó là theo kịp xu hướng về giá nhanh vượt bậc so với nhiều công cụ chỉ báo khác.
- Độ dốc của đường EMA trong chứng khoán phản ánh dấu hiệu giá đang đà thua lỗ hay giá cổ phiếu đang có xu hướng tích cực, lạc quan.
- Sử dụng đường EMA còn giảm thiểu sự sai lệnh khi sử dụng đường này cho việc phân tích xu hướng trong khoảng thời gian dài hạn. Mọi dữ liệu sẽ được hiển thị một cách chi tiết. Tuy nhiên, rất khó đối với các nhà đầu để kiểm soát được các điểm đang bị đổi chiều.
- EMA trong chứng khoán và trong ngắn hạn sẽ giúp nhà đầu tư kịp thời nắm bắt xu hướng giá nhưng đi kèm sẽ là các rủi ro mắc bẫy bởi các tín hiệu không được chính xác.
Qua đây có thể thấy đường EMA giúp xác định trong số của những dữ liệu gần nhất, tính toán đường đi chuẩn xác của mức giá trong tương lai. Đây cũng được coi là công cụ làm mượt dữ liệu giá bằng cách dùng công thức tính mức giá trung bình liên tục trong một khoảng thời gian cụ thể.
3. Công thức tính đường EMA
Công thức tính đường EMA đó là:
EMAt = (Vt*K) + (EMA(t – 1)*(1 – K))
Trong đó:
- Vt đó là giá đóng cửa cổ phiếu hiện tại
- K là hệ số làm mượt (hệ số nhân)
- EMAt là giá trị EMA hôm nay
- EMA (t-1) là giá trị EMA trước đó
Cần lưu ý đó là K = 2/(N+1) và N là chu kỳ của EMA (5 ngày, 10 ngày, 10 giờ, 20 giờ,…)
Trên đây là công thức chi tiết hoặc nhà đầu tư có thể tính EMA như sau:
EMA = Giá đóng cửa x hệ số + EMA (ngày trước) x (1 – hệ số)
Việc chọn giá trị đầu tiên tính toán EMA có 2 cách để chọn:
- Cách 1: Khi bắt đầu tạo trung bình đơn giản của số cố định đầu tiên (N) rồi dùng nó để tính EMA
- Cách 2: Sử dụng điểm dữ liệu đầu tiên ( thường là mức giá đóng cửa phiên giao dịch) làm giá trị đầu tiên rồi tính EMA.
Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstock và phần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 sản phẩm công cụ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận.
4. Ý nghĩa và vai trò của đường EMA trong chứng khoán
Khi sử dụng đường EMA trong chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư:
- Đường EMA xác định được xu hướng giá trên thị trường chứng khoán
Đường EMA giúp nhà đầu tư nhận biết được xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại, đồng thời xác định được các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của giá.
EMA trong chứng khoán có khả năng cập nhập dữ liệu mới và xu hướng giá nhanh hơn so với các công cụ chỉ báo khác. Ngoài ra, đường EMA còn có thể lưu trữ các mốc giá trong một khoảng thời gian nhất định.
- Xác định điểm vào lệnh nhờ đường EMA
Nhà đầu tư đặt lệnh mua khi đường EMA dốc lên mà đường giá thì đang có dấu hiệu đi xuống rồi chuyển hướng cắt và chạm nhau.
Đối với đặt lệnh bán thì là khi đường EMA dốc xuống mà đường giá đang có dấu hiệu đi lên rồi chuyển hướng cắt và chạm nhau.
- Xác định đường hỗ trợ và kháng cự
Nhà đầu tư quan sát khi thấy đường EMA dù trong xu hướng tăng dài hạn nhưng nằm dưới đường giá, sau đó đường giá bắt đầu giảm cho tới khi chạm đường EMA thì tăng trở lại, khi này đường EMA chính là đường hỗ trợ.
Nếu khi thấy đường EMA dù trong xu hướng giảm dài hạn nhưng nằm trên đường giá, sau đó đường giá tăng lên cho tới khi chạm đường EMA thì quay đầu giảm giá thì đường EMA đó chính là đường kháng cự.
Điểm lưu ý cho nhà đầu tư đó là đường EMA trong chứng khoán sẽ bị nhiễu khi thị trường đi ngang. Đây là một nhược điểm của chỉ báo này. Khi đó, đường giá liên tục cắt đường EMA ở nhiều thời điểm và khó xác định ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự.
5. Cách sử dụng đường EMA trong chứng khoán hiệu quả
+ Nên sử dụng đường EMA trong chứng khoán khi nào?
Việc phân tích đầu tư có thể tùy vào khung thời gian nhà đầu tư lựa chọn, từ đó mới có thể chọn dùng đường EMA phù hợp. Và mỗi nhà đầu tư sẽ có những chiến lược riêng cho mình nên lựa chọn sử dụng đường EMA không giống nhau.
Nhà đầu tư có thể áp dụng nguyên tắc sau đây để tìm được đường EMA phù hợp. Trong biểu đồ giá thông thường sẽ có 2 đường EMA đó là EMA nhanh và EMA chậm:
- EMA chậm đó là EMA dài hạn và thường có EMA50, EMA100, EMA200
- EMA nhanh đó là EMA ngắn hạn và thường có EMA9, EMA25
Đường EMA trong chứng khoán nhanh dễ bị phá hơn so với EMA chậm, đổi lại nó sẽ bám sát đường giá hơn so với EMA chậm. Điểm lưu ý đó là đường EMA sẽ luôn có độ trễ so với đường giá bởi công thức tính phải có đường giá trước mới tạo ra được đường EMA.
+ Dựa vào độ dốc đường EMA để xác định xu hướng giá rồi đưa ra quyết định giao dịch
- Nhà đầu tư nên đặt lệnh MUA khi đường EMA dốc lên cho thấy xu hướng tăng, đường giá giảm và chạm đường EMA. Khi đó, đặt lệnh cắt lỗ tại vị trí gần đáy nhất và theo dõi đến khi giá bắt đầu giảm thì chuyển nó đến điểm hòa vốn nhanh nhất có thể.
- Nhà đầu tư đặt lệnh BÁN khi đường EMA dốc xuống – xu hướng giảm, đường giá tăng và gần chạm đường EMA. Đặt lệnh cắt lỗ ở đỉnh gần nhất cho tới khi mức giá đóng cửa cao hơn thì hạ lệnh tới điểm hòa vốn.
+ Sử dụng kết hợp đường EMA trong chứng khoán
- Nhà đầu tư khi kết hợp hai đường EMA nên chọn một đường ngắn hạn (EMA nhanh) và một đường trung hạn/dài hạn (EMA chậm) cùng đồ thị giá.
- Khi EMA nhanh cắt EMA chậm theo xu hướng đi xuống thì nên đặt lệnh BÁN tại điểm giao cắt này vì tín hiệu này là giá trị trường đang giảm.
- Khi EMA nhanh cắt EMA chậm theo hướng đi lên thì nhà đầu tư nên đặt lệnh MUA tại điểm giao cắt này vì tín hiệu này là giá thị trường đang tăng.
+ Sử dụng đường EMA làm đường hỗ trợ và kháng cự
- EMA thành đường hỗ trợ nhà đầu tư nên đưa ra quyết định MUA tại thời điểm này
- EMA thành đường kháng cự thì nhà đầu tư nên đưa ra quyết định BÁN
Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, đường EMA50 thường được dùng để làm đường hỗ trợ và kháng cự vì tính chính xác cao nhất của nó trong các đường EMA.
6. Một số lưu ý khi sử dụng EMA trong chứng khoán
- Đường EMA được tính toán và cho ra kết quả là dựa trên dữ liệu lịch sử và không bao gồm các yếu tố dự báo nào. Nên khi thị trường chuyển động theo nguyên lý điểm hỗ trợ và kháng cự sẽ dễ đánh giá được hiệu quả ứng dụng của đường EMA trong chứng khoán. Nếu trường hợp không tuân thủ theo nguyên lý này thì khó đoán hiệu quả sử dụng EMA.
- Khi sử dụng đường EMA có thể đúng tại thời điểm này nhưng cũng có thể có nguy cơ bị nhiễu ở thời điểm khác.
- Đường EMA trong chứng khoán càng đạt được hiệu quả cao khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường bị sideways thì kém hiệu quả hơn.
- Trong trường hợp giá đang tăng mạnh, đường EMA ngắn hạn lúc này khuyến khích sử dụng để kịp thời tìm điểm vào lệnh hợp lý.
- Đặc biệt trên cùng 1 biểu đô giá không nên sử dụng quá nhiều đường EMA bởi nguy cơ rối mắt, tín hiệu nhận quá nhiều sẽ làm nhà đầu tư bối rối và không biết giao dịch theo tín hiệu nào.
- Cần phân biệt sự khác nhau giữa đường EMA và SMA để tránh sự nhầm lẫn khi sử dụng. Đối với đường EMA và SMA cùng là đường trung bình cộng lũy thừa cho thấy xu hướng giá trong một khoảng thời gian. Đường EMA sẽ được tính theo cấp số nhân còn SMA đường trung bình cộng các mức giá tại thời điểm đóng cửa.
7. So sánh đường SMA và đường EMA
Đường SMA (Thường gọi MA) và đường EMA có những đặc điểm và ưu nhược điểm khác nhau:
Đường | SMA (MA) | EMA |
Khái niệm | Là dạng đường trung bình động đơn giản | Là dạng đường trung bình cộng lũy thừa |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Thực tế, tùy vào mục đích và chu kỳ tính toán mà hai đường EMA và đường SMA sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên không thể khẳng định được đâu là công cụ hiệu quả hơn. Để sử dụng các chỉ báo kỹ thuật tối ưu nhất, các nhà đầu tư nên kết hợp với các loại chỉ báo cùng nhau sao cho phù hợp với chiến lược giao dịch.
8. Sử dụng và tra cứu đường EMA ở đâu?
Nhà đầu tư có thể tra cứu các đường EMA trong cổ phiếu thông qua các ứng dụng và phần mềm sau:
- Phần mềm Amibroker: Trên phần mềm Amibroker Nhà đầu tư có thể sử dụng các hàm Plot(EMA( C, 6 ),”EMA6″,colorCustom15,styleThick); để lấy ra đường EMA, như ví dụ vừa rồi là chúng tôi lấy ra đường EMA6 trên Amibroker. Amibroker có rất nhiều điểm mạnh như cho phép tạo và lọc ra các điểm mua/bán theo ý muốn của Nhà đầu tư, ví dụ: Đường EMA10 cắt đường EMA20… Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm các code Amibroker hay nhất sử dụng các đường EMA, SMA, MACD, RSI…
- Ứng dụng Tradingview: Tradingview được sử dụng phổ thông nhất hiện nay. Thành lập tháng 6 năm 2012, Trading View chính là công cụ vẽ biểu đồ lâu đời, phổ biến và được ưu chuộng, tin dùng nhất trên tất cả các thị trường bao gồm cả chứng khoán, Forex, tiền điện tử.
- Ứng dụng Fireant: Fireant sử dụng Platform của Tradingview, nhưng được tối ưu và tùy biến để phục vụ cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Fireant cung cấp đầy đủ các đường chỉ báo EMA, SMA, đường Bollinger Bands…
Trên đây là bài viết giới thiệu chi tiết về EMA trong chứng khoán là gì? cách sử dụng EMA trong cổ phiếu. Đặc điểm, ý nghĩa và công thức tính của đường EMA trong chứng khoán. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên giúp nhà đầu tư hiểu hơn về đường EMA để từ đó sử dụng hiệu quả trong giao dịch đem về lợi nhuận cao.
Nhà đầu tư tham khảo một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Robot chứng khoán, Youtube chứng khoán,…. Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết.