Chỉ số P/E trong chứng khoán là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số P/E cổ phiếu?

Chỉ số P/E để định giá cổ phiếu và là phương pháp phổ biến được các nhà đầu tư chứng khoán sử dụng mỗi ngày. Để sử dụng P/E như một công cụ định giá nhà đầu tư cần phải nắm rõ cách sử dụng. Bài viết dưới đây, chúng tôi chia sẻ giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về P/E trong chứng khoán là gì? và cách tính, cách áp dụng trong định giá thị trường. 

Videos chỉ số P/E trong chứng khoán là gì?

1. Giới thiệu P/E trong chứng khoán

a. P/E trong chứng khoán là gì?

P/E trong chứng khoán được xem là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu, nếu chỉ số này thấp có thể hiểu là giá cổ phiếu rẻ và ngược lại. Chỉ số P/E được viết tắt của từ Price to Earning Ratio được dùng để đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (EPS). Hiểu theo cách cụ thể P/E trong chứng khoán là điểm hòa vốn ước tính, để biết được đầu tư trong thời gian bao lâu thì sẽ lấy lại vốn. 

P/E là hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, đây là chỉ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần, ngoài ra chỉ số P/E trong chứng khoán còn cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở tại thời điểm đó. 

P/E trong chứng khoán là gì?
P/E trong chứng khoán là gì?

P/E trong cổ phiếu là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để các nhà đầu tư và nhà phân tích xác định giá trị tưởng đối của cổ phiếu. Tỷ lệ P/E giúp nhà đầu tư xác định xem một cổ phiếu được định giá cao hay thấp so với lợi nhuận mà cổ phiếu đó tạo ra. P/E của một công ty cũng có thể được so sánh với các cổ phiếu khác trong cùng ngành hoặc so với thị trường rộng lớn hơn. 

b. Ý nghĩa của chỉ số P/E 

Ý nghĩa của chỉ số P/E trong chứng khoán đó là: 

  • P/E mang ý nghĩa thể hiện số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để đổi lấy một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó. Hoặc có thể hiểu là nhà đầu tư sẽ trả bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của doanh nghiệp dựa tren doanh thu của họ.
  • Khi P/E cao đồng nghĩa là giá cổ phiếu của công ty đang được đánh giá cao hơn lợi nhuận, Giá cổ phiếu đó được coi là đắt.
  • Khi P/E giảm đồng nghĩa là giá cổ phiếu của công ty thấp hơn so với lợi nhuận và được coi là rẻ, có tiềm năng tăng giá trong tương lai.
Ý nghĩa của P/E
Ý nghĩa của P/E
  • Nhà đầu tư có thể dùng P/E cổ phiếu để phân tích tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao hay lợi nhuận cho cổ đông lớn thì P/E sẽ cao. Nếu doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng thấp hay gặp vấn đề về tài chính thì P/E thường thấp. 
  • Ngoài ra, có thể dùng chỉ số này để so sánh giữa các công ty tương đồng hoặc so sánh với mức trung bình của chính công ty đó trong quá khứ để xem xét, đánh giá hoạt động và sự phát triển của công ty. 

c. Cách tính chỉ số P/E chứng khoán

+ Công thức tính P/E đó là: 

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS) 

Trong đó: 

  • Thị giá cổ phiếu: Đây là giá thị tường của cổ phiếu tại thời điểm giao dịch
  • Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS): Đây là lợi nhuận (hay chính là thu nhập) của một cổ phiếu. EPS thể hiện phần lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phiếu sở hữu từ doanh nghiệp mà đang đầu tư. Con số này chỉ phản ảnh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Chỉ số lợi nhuận EPS cụ thể được tính như sau: 

EPS = Lợi nhuận sau thế – Cổ tức ưu đãi / Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

2. Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Để đưa ra câu trả lời chỉ số P/E bao nhiêu là tốt cùng tìm hiểu khi P/E cao và P/E thấp có những nguyên nhân là gì? Dưới đây là chi tiết: 

+  P/E trong chứng khoán cao

  • Đối với doanh nghiệp khi có chỉ số P/E cao điều này thể hiện nhà đầu tư đang kỳ vọng vào sự tăng trưởng lợi nhuận từ cổ phiếu đó trong tương lai. Nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền làm “premium” dành cho cổ phiếu của những doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chỉ số P/E của những doanh nghiệp cao.
  • Song bên cạnh đó, nếu một doanh nghiệp có P/E cao cũng là biểu hiện của sự kinh doanh không hiệu quả, cụ thể đó là nhìn qua các chỉ số tài chính phân tích được rõ ràng nhất. Kinh doanh kém dẫn đến EPS thấp, có thể xảy ra bằng 0, từ đó gây ra kết quả P/E cao khiến nhà đầu tư dễ nhầm lẫn. 
P/E bao nhiêu là tốt?
P/E bao nhiêu là tốt?

+ P/E trong chứng khoán thấp

  • Khi doanh nghiệp có P/E thấp vào một thời điểm nào đó, có thể doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hơn trước khiến EPS tăng lên, P/E do đó thấp đi. Nhà đầu tư cần lưu ý các trường hợp này để cân nhắc mua vào chứng khoán bởi có thể đánh giá cổ phiếu bị định giá thấp hơn so với giá trị của nó, việc đầu tư sẽ rất có lợi. 
  • Ngoài ra có thể do các lý do khác có thể gây nên chỉ số P/E của doanh nghiệp thấp đó là doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận bất thường. Tuy nhiên, những khoản lợi nhuận như này không có tính bền vững bởi không được tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Một nguyên nhân khiến P/E trong chứng khoán thấp đó là từ phía cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp. Khi không thấy tiềm năng phát triển của doanh nghiệp thì sẽ có xu hướng bán ra cổ phiếu để chốt lời, dẫn đến giá cổ phiếu giảm xuống và P/E sẽ thấp đi. 

Vậy chỉ số P/E bao nhiêu là tốt? Qua những phân tích ở trên, cho thấy rất khó để đưa ra kết luận P/E ở mức độ bao nhiêu là tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý và ghi nhớ đó là nếu chỉ số P/E đứng một mình thì việc cao hay thấp không có ý nghĩa. Do đó chỉ khi P/E trong chứng khoán doanh nghiệp cần được đem ra để so sánh với chỉ số P/E của toàn ngành hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận dự kiến và tốc độ tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp đó.

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán VPS hoặc chuyển ID môi giới 6327 – Nguyễn Đức Đông hoặc K255 – Nguyễn Thị Phương để được hỗ trợ phần mềm Robot chứng khoán Dstockphần mềm phân tích cổ phiếu Dchart. Đây là 2 công cụ sản phẩm giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi đầu tư và nâng cao hiệu quả lợi nhuận

 Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận và hiệu quả cực cao
Robot chứng khoán Dstock đem về lợi nhuận và hiệu quả cực cao

3. Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là một trong những phương pháp định giá phổ biến nhất và có thể áp dụng được với mọi cổ phiếu ở các ngành nghề khác nhau. Được xây dựng trên cơ sở so sánh nên nhà đầu tư có thể dùng phương pháp này để tìm ra giá trị của cổ phiếu mà nhà đầu tư đang quan tâm. 

Điểm lưu ý cho nhà đầu tư khi sử dụng phương pháp P/E trong chứng khoán đó là: 

  • P/E chỉ có tác dụng thực sự khi được so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng hoàn cảnh, cùng điều kiện sản xuất – kinh doanh (các doanh nghiệp tương đồng). 
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E
Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E

Khi các điều kiện như nhau thì P/E trong chứng khoán của cổ phiếu nào càng thấp sẽ càng tốt. Tuy nhiên, khi phân tích P/E thì nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến các góc độ đó là:

  • Các công ty đó có phát triển nhanh hay không? Doanh nghiệp chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E ở mức cao thì tức là giá cổ phiếu đó đang quá cao. 
  • Mức độ lạm phát, lãi suất trái phiếu hiện tại đang diễn biến ra sao? P/E sẽ tỷ lệ nghịch với hai yếu tố trên
  • Cần xem xét các yếu tố rủi ro của doanh nghiệp đó là: Rủi ro về nợ, khả năng xâm nhập ngành, hoặc rủi ro về quản trị,…những yếu tố này ảnh hưởng đến P/E trong tương lai
  • Xác định công ty có kinh doanh theo chu kỳ hay không? Nếu có thì nhà đầu tư cần đánh giá P/E theo đúng thời kỳ thay vì so sánh 2 kỳ khập khiễng với nhau. 

4. Ưu điểm và nhược điểm của P/E

+ Ưu điểm của P/E đó là: 

  • Cách tính P/E rất đơn giản
  • Dễ dàng thực hiện tính được P/E của doanh nghiệp chỉ qua vài bước đơn giản và chỉ số này thường được các nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán áp dụng.
  • Là công cụ hỗ trợ định giá cổ phiếu hiệu quả
  • P/E phản ánh kết quả hoạt động của công ty (thông qua EPS) đồng thời cũng phản ánh tâm lý thị trường (thông qua giá trị giao dịch của cổ phiếu). Có thể kết luận P/E là chỉ số phù hợp để định giá doanh nghiệp một cách đơn giản nhất. 
Ưu nhược điểm của P/E trong chứng khoán
Ưu nhược điểm của P/E trong chứng khoán

+ Nhược điểm của P/E đó là: 

  • P/E có thể âm điều này được thể hiện qua việc các công ty hoạt động kém hiệu quả, xảy ra lỗ (làm cho EPS âm) dẫn tới P/E âm và nhà đầu tư không sử dụng được. 
  • P/E dễ bị biến động và bị bóp méo bởi P/E chịu ảnh hưởng bởi EPS. Khi EPS được tính dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận là yếu tố dễ biến động và dễ bị điều chỉnh thông qua các nghiệp vụ kế toán. Do đó, P/E cũng dễ thay đổi theo. Nhà đầu tư nên đánh giá P/E qua thời gian từ 3-5 năm thay vì 1 năm.
  • P/E không có ý nghĩa khi so sánh giữa các doanh nghiệp không tương đồng. Khi nhà đầu tư so sánh 2 công ty không có gì liên quan đến nhau thì sẽ là vô nghĩa. Nên cần so sánh chỉ số này giữa các công ty tương đồng và so với trùng bình của ngành để tìm ra cổ phiếu tiềm năng nhất.
  • P/E không thể giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác tiềm năng của một cổ phiếu. Nhà đầu tư không thể dựa vào riêng P/E để đánh giá tài chính của doanh nghiệp cần kết hợp chỉ số này với các tiêu chí đánh giá khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

5. Những yếu tố ảnh hướng đến chỉ số P/E 

Rất nhiều yếu tốt ảnh hưởng đến P/E cụ thể đó là: 

  • Giá trị giao dịch của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Giá trị cổ phiếu chính là yếu tố cấu thành nên P/E. Sự thay đổi của P/E sẽ tỷ lệ thuận với sự biến động giá thị trường của cổ phiếu đó.
  • Chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Doanh nghiêp có chính sách cổ tức tốt (lãi suất cao, chi trả thường xuyên với chu kỳ ngắn,…_ sẽ thu hút nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể bỏ ra số tiền lớn để mua cổ phiếu của công ty đó, dẫn đến P/E tăng.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số P/E
  • Tiếm năng phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai như: có dự án mới, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới, có thêm nhiều đối tác uy tín, nổi tiếng,… nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó và P/E tăng.
  • Nợ phải trả của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường có cái nhìn tiêu cực về nợ phải trả của doanh nghiệp, khi đó, nhà đầu tư có thể trả giá cố phiếu thấp hơn do lo ngại doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm trong tương lai dẫn đến P/E giảm. 

Bên cạnh những yếu tố trên, P/E còn dễ bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Mọi biến động nào của thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số này như: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá vàng,…

Qua bài chia sẻ trên đây nhà đầu tư có thể hiểu được P/E trong chứng khoán là gì? Công thức tính cơ bản để đánh giá thị trường trước khi lựa chọn một cổ phiếu phù hợp. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp nhà đầu tư có kiến thức cơ bản về chỉ số P/E từ đó đưa ra được những quyết định đầu tư đem về lợi nhuận cao. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo thêm một số dịch vụ chứng khoán hiện tại chúng tôi đang cung cấp như: Robot chứng khoán, Dữ liệu chứng khoán cho Amibroker, Youtube chứng khoán,… Hãy truy cập website: chungkhoanlagi.vn hoặc hotline: 0372.095.129 để biết thêm chi tiết. 

Bài viết liên quan
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *